Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 20: Vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh

Giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 20: Vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh với đáp án chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải Khoa học lớp 5 sách Kết nối.

Giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 20

Câu hỏi mở đầu trang 72 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao mỗi ngày cần chải răng sau khi ăn?

Trả lời:

Mỗi ngày cần chải răng sau khi ăn vì sau khi ăn có lượng đường, tinh bột từ thức ăn bám trên răng, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sử dụng đường, tinh bột tiết ra các chất có hại, phá huỷ men răng, ngà răng,… tạo thành các lỗ thủng, gây sâu răng.

1. Bệnh sâu răng

- Nêu những dấu hiệu của người bị bệnh sâu răng.

- Kể những dấu hiệu khác của bệnh sâu răng mà em biết.

Trả lời:

- Những dấu hiệu của người bị bệnh sâu răng:

+ Răng ê buốt khi nhai hoặc ăn thức ăn nóng hay lạnh.

+ Răng đau nhức thường xuyên.

- Những dấu hiệu khác của bệnh sâu răng mà em biết:

+ Bề mặt răng ngả màu.

+ Xuất hiện các đốm đen và lỗ trên răng.

+ Hơi thở có mùi hôi.

+ Nướu bị sưng và có mủ.

Hoạt động khám phá 2 trang 73 SGK Khoa học lớp 5:

- Quan sát hình 3 và cho biết.

+ Nguyên nhân gây bệnh sâu răng.

+ Nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh sâu răng.

- Kể một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh sâu răng.

Trả lời:

- Hình 3 cho biết.

+ Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là do vi khuẩn, do thức ăn bám trên răng.

+ Nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh sâu răng: do ăn, uống nhiều đồ ngọt, do ăn, uống đồ lạnh.

- Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh sâu răng:

+ Không đánh răng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

+ Dùng chỉ nha khoa không đúng cách.

+ Yếu tố di truyền.

Hoạt động khám phá 3 trang 73 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 4, nêu một số việc nên làm, không nên làm để phòng tránh bệnh sâu răng.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 20: Vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh

g đa đạng thực phẩm,…

- Không nên: ăn đồ ngọt vào buổi tối, uống nước ngọt nhiều, nhai kẹo thường xuyên, không vệ sinh răng miệng hàng ngày,…

Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 73 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng?

Trả lời:

Ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng vì đồ ngọt nhiều đường, tinh bột, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sử dụng đường, tinh bột tiết ra các chất có hại, phá huỷ men răng, ngà răng,… tạo thành các lỗ thủng, gây sâu răng.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 73 SGK Khoa học lớp 5: Theo em, việc súc miệng sau khi ăn, uống có ích lợi gì?

Trả lời:

Theo em, việc súc miệng sau khi ăn, uống có ích lợi: Súc miệng sẽ loại bỏ các chất còn bám trên răng và tiêu diệt vi khuẩn có hại có trong khoang miệng.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 3 trang 73 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số việc cần làm để phòng bệnh sâu răng.

Trả lời:

Một số việc cần làm để phòng bệnh sâu răng:

+ Đánh răng thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

+ Súc miệng thường xuyên.

+ Khám răng định kì sáu tháng một lần.

+ Chế độ ăn khoa học: Không sử dụng đồ ngọt vào buổi tối, sử dụng đa dạng thực phẩm,…

2. Bệnh tả

Hoạt động khám phá 1 trang 74 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 5 và cho biết người mắc bệnh tả có những dấu hiệu gì?

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 20: Vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh

Trả lời:

Người mắc bệnh tả có những dấu hiệu:

+ Nôn mửa liên tục.

+ Đi ngoài liên tục, nhiều lần, khó kiềm chế.

Hoạt động khám phá 2 trang 74 SGK Khoa học lớp 5:

- Quan sát hình 6 và cho biết nguyên nhân gây bệnh tả.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 20: Vi khuẩn gây bệnh ở người và cách phòng tránh

- Kể một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tả.

Trả lời:

- Hình 6 cho biết nguyên nhân gây bệnh tả:

+ Sử dụng thức ăn chưa được nấu chín có chứa vi khuẩn tả.

+ Không đeo khẩu trang, găng tay khi chăm sóc người bị bệnh tả.

+ Tay bị nhiễm vi khuẩn tả có tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

+ Ruồi mang theo vi khuẩn tả tiếp xúc với thức ăn.

- Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tả:

+ Không rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

+ Không che đậy thức ăn cẩn thận.

+ Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong, sau khi chế biến thức ăn…

Hoạt động khám phá 3 trang 74 SGK Khoa học lớp 5: Từ những nguyên nhân trên, đề xuất một số việc cần làm để phòng tránh lây nhiễm bệnh tả.

Trả lời:

Một số việc cần làm để phòng tránh lây nhiễm bệnh tả:

- Đeo khẩu trang, găng tay khi chăm sóc người bị bệnh tả.

- Thực hiện nguyên tắc: Ăn chín, uống sôi.

- Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong, sau khi chế biến thức ăn, che đậy cẩn thận.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 74 SGK Khoa học lớp 5: Những việc làm nào trong sinh hoạt hằng ngày của em và người thân có thể dẫn tới lây nhiễm vi khuẩn tả? Em và người tân cần thay đổi thói quen gì để phòng tránh bệnh tả?

Trả lời:

Những việc làm trong sinh hoạt hằng ngày của em và người thân có thể dẫn tới lây nhiễm vi khuẩn tả: Không giữ thói quen rửa tay trước khi ăn hay sau khi nghịch bẩn, ăn tiết canh, không che đậy thức ăn, .…

Em và người tân cần thay đổi thói quen để phòng tránh bệnh tả là thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng lồng bàn che đậy mâm cơm,….

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm