Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất với đáp án chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải Khoa học lớp 5 sách Kết nối.

Giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6

1. Khoa học lớp 5 trang 25

Câu hỏi mở đầu trang 25 SGK Khoa học lớp 5: Em đã học được những gì từ chủ đề Chất? Điều gì làm em thích nhất khi tìm hiểu về chủ đề này?

Trả lời:

Em đã học được từ chủ đề Chất những vấn đề sau:

- Về đất: Thành phần của đất, vai trò của đất, ô nhiễm đất, xói mòn đất, bảo vệ môi trường đất.

- Hỗn hợp và dung dịch: Phân biệt hỗn hợp và dung dịch, tác muối ra khỏi dung dịch.

- Sự biến đổi của chất gồm biến đổi trạng thái và biến đổi hoá học.

Điều làm em thích nhất khi tìm hiểu về chủ đề này là hiểu sự biến đổi của chất có thể là biến đổi trạng thái hoặc biến đổi hoá học trong một điều kiện nhất định.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 25 SGK Khoa học lớp 5: Đọc thông tin trong hình 1 và nói với bạn về một trong những nội dung đã học trong chủ đề Chất.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Trả lời:

Nói với bạn về nội dung đất:

- Thành phần của đất gồm: chất khoáng, mùn, nước, không khí,…

- Vai trò của đất: Đất giữ cho cây đứng vững, cung cấp dinh dưỡng (chất khoáng, mùn), không khí, nước đảm bảo cho cây sống và phát triển.

- Ô nhiễm, xói mòn đất:

+ Đất bị ô nhiễm do đưa vào đất các chất thải chưa được xử lí hoặc sử dụng phân bón hoá học trong thời gian dài,… gâu ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật, động vật và con người.

+ Đất bị xói mòn do mưa, gió, độ dốc, chặt phá rừng, … làm mất chất dinh dưỡng trong đất, mất đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn cuả động vật và đời sống sinh hoạt của con người.

- Để bảo vệ môi trường đất cần xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng đồ nhựa, trồng cây gây rừng,…; tuyên truyển và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.

2. Khoa học lớp 5 trang 26

Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 2 và cho biết:

- Vai trò của đất đối với cây lúa.

- Lợi ích của việc trồng lúa trên ruộng bậc thang ở những vùng đất có độ dốc cao.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Trả lời

- Vai trò của đất đối với cây lúa: Đất giúp cây lúa đứng vững, cung cấp khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết, đồng thời giữ nước và cung cấp không gian cho hệ thống rễ phát triển.

- Lợi ích của việc trồng lúa trên ruộng bậc thang ở những vùng đất có độ dốc cao: Ruộng bậc thang giúp giảm sự mòn đất do nước mưa, tăng khả năng giữ nước, giảm sự thoát nước và lưu thông nước tốt hơn. Điều này giúp duy trì độ ẩm cho cây trồng, làm giảm nguy cơ sạt lở đất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác và quản lý ruộng.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 3 trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 3 và cho biết bát nào chứa hỗn hợp. Trong các hỗn hợp đó, hỗn hợp nào là dung dịch? Giải thích.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Trả lời

Hình 3 cho biết cả 3 bát a, b, c đều chứa hỗn hợp. Trong các hỗn hợp đó, hỗn hợp a, b là dung dịch. Vì đường, giấm ăn, nước mắm hoà tan trong nước lọc tạo hỗn hợp đồng nhất.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 4 trang 26 SGK Khoa học lớp 5:

- Người ta thường nấu nước màu kho thịt, cá từ đường. Quan sát hình 4 và cho biết biến đổi nào đã diễn ra với đường trong quá trình nấu nước màu.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

- Quan sát biến đổi của sô – cô – la trong hình 5, đề xuất cách làm để tạo nên các viên sô – cô – la có nhiều hình dạng khác nhau.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Trả lời

- Người ta thường nấu nước màu kho thịt, cá từ đường. Quan sát hình 4 và biến đổi đã diễn ra với đường trong quá trình nấu nước màu: Nước đường từ màu trắng thành màu nâu và từ chất rắn thành chất lỏng.

- Biến đổi của sô-cô-la trong hình 5: Socola được đun chảy từ chất rắn thành chất lỏng.

- Cách làm đề tạo nên các viên sô-cô-la có nhiều hình dạng khác nhau: Sử dụng phương pháp đun chảy sô cô la và sau đó đổ vào các khuôn có hình dạng khác nhau để tạo ra các viên sô-cô-la đa dạng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng