Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thành phần và vai trò của đất
Giải Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thành phần và vai trò của đất với hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo.
Giải Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 1
1. Khoa học lớp 5 trang 6
Câu hỏi mở đầu trang 6 Khoa học lớp 5: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần gì để sống?
Trả lời:
Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần nước, chất dinh dưỡng trong đất để sống.
1. Thành phần của đất
Câu hỏi khám phá trang 6 Khoa học lớp 5: Quan sát, đọc thông tin trong hình dưới đây và cho biết:
- Thực vật lấy từ đất những gì để sống và phát triển?
- Vì sao một số động vật có thể sống được trong đất?
- Theo em, đất có những thành phần nào?
Trả lời:
- Thực vật lấy từ đất chất dinh dưỡng, không khí và nước để sống và phát triển.
- Một số động vật có thể sống được trong đất vì trong đất có chứa không khí, nước và các chất dinh dưỡng (chất khoáng, mùn)…
- Theo em, đất gồm những thành phần: chất khoáng, mùn, không khí, nước,…
2. Khoa học lớp 5 trang 7
Luyện tập, thực hành trang 7 Khoa học lớp 5:
a) Thí nghiệm “Có gì trong đất?”
Chuẩn bị: Hai cốc thủy tinh trong suốt, một chai đựng mước sạch, một cốc đất vườn (ở điều kiện bình thường), đũa khuấy, nắp cốc, gang tay.
Thực hiện:
Thí nghiệm 1: - Rót nước vào cốc thủy tinh. - Dự đoán: Ngay khi cho cục đất khô vào cốc chứa nước như hình 3, em sẽ quan sát thấy gì? - Tiến hành thí nghiệm và so sánh kết quá thí nghiệm với dự đoán của em. - Em rút ra được kết luận gì sau thí nghiệm trên? | |
Thí nghiệm 2: - Cho đất vào cốc thủy tinh và đậy kín (hình 4). - Dự đoán: Khi để cốc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, sau khoảng một giờ, em sẽ quan sát thấy gì? - Tiến hành thí nghiệm và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em. - Em rút ra được kết luận gì sau thí nghiệm trên? |
- Thảo luận: Qua hai thí nghiệm trên, theo em đất có những thành phần nào?
b) Quan sát hình 5 và mô tả thí nghiệm. Theo em, thí nghiệm này cho biết thành phần nào của đất?
Trả lời:
a) Thí nghiệm “Có gì trong đất?”
* Thí nghiệm 1:
- Ngay khi cho cục đất khô vào cốc chứa nước như hình 3, thấy có bọt khí nổi lên.
- Rút ra kết luận: Trong đất có không khí.
* Thí nghiệm 2:
- Khi để cốc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, sau khoảng một giờ, thấy có các giọt nước đọng phía trên bình.
- Rút ra kết luận: Trong đất có nước.
b) Trong đất có:
- Phần nhẹ nổi lên là phần chất hữu cơ (xác thực vật chưa phân hủy hết);
- Phần phía dưới là đất mùn: Phần đất sét, đất cát (tùy thuộc vào loại đất).
3. Khoa học lớp 5 trang 8
Vai trò của đất đối với cây trồng
Hoạt động khám phá trang 8 Khoa học lớp 5: Quan sát, đọc thông tin trong các hình dưới đây và cho biết:
- Để cây đứng vững, trồng cây trong nước cần có điều kiện gì khác so với trồng cây trong đất.
- Vai trò của đất đối với cây trồng.
Trả lời:
+ Hình 6a, 7a: Cây trồng trong nước nên cần phải có giá đỡ để cây đứng thẳng.
+ Hình 6b, 7b: Cây trồng trong đất không cần giá đỡ, cây vẫn đứng thẳng.
- Để cây đứng vững, trồng cây trong nước cần có điều kiện khác so với trồng cây trong đất: cần phải có giá đỡ.
- Vai trò của đất đối với cây trồng: Giữ cho rễ cây bám chặt vào đất và giúp cho cây đứng vững; Cung cấp các chất khoáng, mùn, không khí và nước,...
4. Khoa học lớp 5 trang 9
Luyện tập, thực hành trang 9 Khoa học lớp 5: Viết về thành phần, vai trò của đất đối với cây trồng và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
- Thành phần của đất: Đất gồm không khí, nước, chất khoáng, mùn,…
- Vai trò của đất đối với cây trồng là: Đất giữ cho cây đứng vững, cung cấp dinh dưỡng (chất khoáng, mùn), không khí, nước đảm bảo cho cây sống và phát triển.
Câu hỏi đố em trang 9 Khoa học lớp 5: Vì sao trong trồng trọt người ta cần cày, bừa, vun đất vào gốc cây?
Trả lời:
+ Cày, bừa để đất tơi xốp, có nhiều không khí giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Vun đất vào gốc cây làm chặt gốc cây để cây có giá đỡ, giúp cây đứng thẳng.