Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta

Giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta với đáp án chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải Khoa học lớp 5 sách Kết nối.

Giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18

Câu hỏi mở đầu trang 66 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao em cần rửa tay bằng nước sạch, xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh?

Trả lời:

Em cần rửa tay bằng nước sạch, xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, tránh gây các bệnh về hệ tiêu hoá như đau bụng, giun,… do vi khuẩn gây nên.

1. Kích thước của vi khuẩn

Hoạt động khám phá 1 trang 66 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát một số mẫu như gợi ý ở hình 1.

- Dự đoán mẫu nào chứa vi khuẩn? Chia sẻ những điều em biết về vi khuẩn có trong những mẫu đó.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta

- Làm thế nào để quan sát được vi khuẩn?

Trả lời:

- Tất cả các mẫu đều chứa vi khuẩn. Trên các mẫu vi khuẩn bám trên bề mặt lá cây, công tắc, có trong đất, nước do trong môi trường đất, nước, không khí có sẵn, theo thời gian sẽ bám trên đồ vật, tay người.

- Để quan sát được vi khuẩn người ta sử dụng kính hiển vi.

Hoạt động khám phá 2 trang 67 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 3 về một số vi khuẩn thu được ở các mẫu trong hình 1 và nhận xét hình dạng, kích thước của vi khuẩn.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta

Trả lời:

Hình dạng, kích thước của vi khuẩn: Vi khuẩn có kích thước vô cùng nhỏ, hình dạng đa dạng như dạng hình que, hình xoắn,….

Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 67 SGK Khoa học lớp 5: Đọc thông tin và giải thích ý nghĩa của việc rửa tay.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc rửa tay là:

- Loại bỏ các vi khuẩn, vi trùng có hại ra khỏi tay.

- Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ tay do chạm vào vật dụng hằng ngày.

2. Nơi sống của vi khuẩn

Hoạt động khám phá 1 trang 67 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát từ hình 4 đến hình 12 và nêu những nơi vi khuẩn có thể sống.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta

Trả lời: Từ hình 4 đến hình 12 cho biết những nơi vi khuẩn có thể sống:

Hình 4: Môi trường nước.

Hình 5: Không khí.

Hình 6: Môi trường đất.

Hình 7: Trên tay nắm cửa.

Hình 8: Trên da động vật.

Hình 9: Khu vực nhà vệ sinh.

Hình 10: Trên tay người.

Hình 11: Trên rau.

Hình 12: Ruột.

Hoạt động khám phá 2 trang 68 SGK Khoa học lớp 5: Theo em vi khuẩn sống được ở những nơi nào?

Trả lời:

Theo em vi khuẩn sống được ở khắp mọi nơi: trong đất, nước, không khí, thực phẩm, trên bề mặt các đồ vật, trên cơ thể sinh vật,….

Hoạt động khám phá 3 trang 68 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát xung quanh và kể những nơi vi khuẩn có thể sống.

Trả lời:

Những nơi vi khuẩn có thể sống là trên mặt bàn, ghế, sách vở, trên tay em, nhà vệ sinh, trên bề mặt lá cây,….

Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 68 SGK Khoa học lớp 5: Khi để thực phẩm trong tủ lạnh (hình 13), người ta thường bọc bằng màng bọc thực phẩm hoặc để trong hộp kín. Theo em, việc làm đó có lợi ích gì?

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta

Trả lời:

Khi để thực phẩm trong tủ lạnh (hình 13), người ta thường bọc bằng màng bọc thực phẩm hoặc để trong hộp kín. Theo em, việc làm đó có lợi ích là ngăn ngừa vi khuẩn trong không khí, tủ lạnh, thực phẩm khác xâm nhập vào thực phẩm, giữ vệ sinh an toàn cho thực phẩm, thực phẩm được tươi lâu hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

    Xem thêm