Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể
Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể
Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể chủ đề 7 Có đáp án chi tiết bám sát chương trình SGK. Lời giải trong chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
Mở đầu trang 76 KHTN lớp 6:
Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu tạo từ nhiều tế bào.
Trả lời
Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào là: Con gà, cây hoa mai, cây lúa.
I. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
Luyện tập mục I trang 76
Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực.
Trả lời
Tế bào nhân sơ: vi khuẩn lam, xạ khuẩn,…
Tế bào nhân thực: trùng biến hình, tảo lục, nấm, trùng roi, trùng giày,...
Luyện tập mục I trang 77
Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1
Trả lời
Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
Tiêu chí | Sinh vật đơn bào | Sinh vật đa bào |
Số lượng tế bào | Một tế bào | Nhiều tế bào |
Số loại tế bào | Một loại tế bào | Nhiều loại tế bào |
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay nhân thực | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
II. Tổ chức cơ thể đa bào
Câu hỏi mục II trang 78
Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao.
Trả lời
Các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao: Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.
Vận dụng mục II trang 79
Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể người theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó.
Trả lời
Thứ tự các cấp độ tổ chức:
c) Tế bào biểu mô ruột (cấp độ tế bào) => d) Biểu mô ruột (cấp độ mô) => b) Ruột non (cơ quan) => a) Hệ tiêu hóa (hệ cơ quan) => e) Cơ thể.
Câu hỏi mục II trang 79
1. Dựa vào hình 13.3 hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh.
2. Quan sát hình 13,.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người.
Trả lời
1. Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh: mô bì, mô xốp, mô dẫn, mô giậu.
2. Một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người: Ruột non, đại tràng, dạ dày, gan, thực quản,…
Luyện tập mục II trang 80
Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể.
Trả lời
Cấu trúc | Lá bạc hà | Tế bào thần kinh ở người | Hệ hô hấp | Cây ngô |
Tên cấp độ tổ chức | Cơ quan | ? | ? | ? |
Tên cấp độ tổ chức liền kề cao hơn | Hệ cơ quan | ? | ? | ? |
Vận dụng mục II trang 80
Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3.
Cấu trúc | Động vật | Thực vật |
Tế bào | ? | ? |
Mô | ? | ? |
Cơ quan | ? | ? |
Hệ cơ quan | ? | ? |
Trả lời
Cấu trúc | Động vật | Thực vật |
Tế bào | tế bào thần kinh | tế bào vảy hành (củ hành) |
Mô | mô liên kết ( ruột non) | mô giậu (lá cây) |
Cơ quan | cơ quan tiêu hóa | cơ quan hô hấp |
Hệ cơ quan | hệ tuần hoàn | hệ hô hấp |
III. Thực hành
Thực hành mục III trang 81
Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được.
Trả lời
Mô tả nấm men: dạng cầu, bầu dục, một số tế bào có chồi nhỏ nảy ra.
Thực hành mục III trang 82
Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người mà em quan sát được theo sơ đồ gợi ý sau.
Trả lời
>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài tập Chủ đề 7
Ngoài lời giải chi tiết KHTN 6 bài 13 Từ tế bào đến cơ thể trên đây, mời các bạn tham khảo Tài liệu học tập lớp 6 và các đề thi học kì 1 lớp 6 trên VnDoc để có kiến thức đầy đủ các môn học nhé.