Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống đầy đủ các phần trong bài học. Các lời giải trong chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao.

>> Bài trước: Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

I. Đặc điểm nhận biết động vật có xương sống

Câu hỏi mục I trang 125

1. Nêu điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

2. Lấy ví dụ về động vật có xương sống mà em biết.

Trả lời

Động vật không xương sống

Động vật có xương sống

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể không phát triển.

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể phát triển.

- Không có xương cột sống.

- Có xương cột sống ở dọc lưng. Trong cột sống có chứa tủy sống.

2. Ví dụ về các động vật có xương sống:

- Chim bồ câu

- Cá chép

- Sư tử

- Ếch

- Kì nhông

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

Câu hỏi mục II trang 126

 Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết.

Trả lời

- Đặc điểm nhận biết cá: cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang. Cá đẻ trứng. Bộ xương cá có thể làm bằng chất sụn hay chất xương.

- Một số loại cá mà em biết: cá rô phi, cá chép vàng, cá trắm, cá voi, cá trê, cá ngựa,...

Thực hành mục II trang 126

Quan sát mẫu vật thật (cá xương, cá sụn) hoặc lọ ngâm mẫu vật cá, vẽ hình thái ngoài của đại diện quan sát và nêu vai trò của chúng.

Trả lời

Quan sát mẫu vật thật cá xương, cá sụn hoặc lọ ngâm mẫu vật cá

Luyện tập mục II trang 126

Nêu vai trò của cá và lấy ví dụ các loài cá có ở địa phương tương ứng với từng vai trò.

Trả lời

- Vai trò của cá:

+ Là nguồn thực phẩm cho con người

+ Da cá dùng để đóng giày, làm túi

+ Tiêu diệt bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa

+ Nuôi làm cảnh

+ Tuy nhiên một số loài cá có chứa độc tố và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

Câu hỏi 1 mục II trang 127

Câu 1. Giải thích thuật ngữ " lưỡng cư"

Trả lời

Thuật ngữ " lưỡng cư": "lưỡng" là hai, "cư" là ở => "lưỡng cư" là ở hai nơi trên cạn và dưới nước. Động vật lưỡng cư có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.

Câu 2. Quan sát hình 23.5 nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.

Trả lời

Đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình:

Đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình:

Loài

Cá cóc bung hoa

Cóc nhà

Ếch giun

Giống

Da trần, thở bằng da và phổi, đẻ trứng và thụ tinh dưới nước, sống cả dưới nước và trên cạn

Khác

Di chuyển bằng bốn chân

Di chuyển bằng bốn chân

Di chuyển bằng da

Có đuôi

Không có đuôi

Có đuôi

Câu hỏi 2 mục II trang 127

Lấy ví dụ về các lưỡng cư được dùng làm thực phẩm và lưỡng cư gây ngộ độc.

Trả lời

Lưỡng cư được dùng làm thực phẩm: thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

Lưỡng cư gây ngộ độc: Người ăn phải nhựa, gan và trứng cóc có thể bị ngộ độc và chết. Dưới da của cóc có tuyến chứa nọc độc khi con người ăn phải có thể bị ngộ độc đau bụng.

Thực hành mục II trang 127

Quan sát mẫu vật (ếch, nhái) hoặc lọ ngâm mẫu vật đại diện lưỡng cư, ghi chép các đặc điểm và nêu vai trò, tác hại của đại diện quan sát được. Quan sát mẫu vật.

Trả lời

Cóc có lớp da trần, sần sùi, luôn luôn ẩm ướt, thở bằng da và phổi, đẻ trứng và thụ tinh dưới nước, sống cả dưới nước và trên cạn; có 4 chân và không có đuôi.

Cóc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nguyên liệu thuốc chữa bệnh, tiêu diệt các loài côn trùng gây hại, tuy nhiên có chứa chất độc có thể gây chết người và động vật.

Câu hỏi 1 mục II trang 128

Câu 1. Các đặc điểm giúp em nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát.

Trả lời

Đặc điểm giúp nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát:

- thích nghi với đời sống trên cạn, có da khô, phủ vảy sừng.

- hô hấp bằng phổi

- đẻ trứng

Câu 2. Kể tên một số loài bò sát mà em biết và nêu vai trò của chúng.

Trả lời

Một số loài bò sát và vai trò của chúng:

- Giá trị thực phẩm: rắn, cá sấu, ba ba, …

- Dược phẩm: rắn, ba ba, …

- Sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu: ba ba, rùa, đồi mồi, cá sấu,…

- Có ích trong nông nghiệp (tiêu diệt sâu bọ, chuột): thằn lằn, rắn,…

Luyện tập mục II trang 128

Nêu tên và đặc điểm nhận biết các loài bò sát có trong hình 23.7

Bài 23 Đa dạng động vật có xương sống

Trả lời

a) Thằn lằn: có 4 chân và tai ngoài. Thằn lằn có đuôi và đôi khi chúng tự cắt đuôi để trốn khỏi kẻ thù.

b) Rắn: ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (hình trụ), có vảy, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.

c) Rùa: có mai lớn, có các vết gấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần.

d) Cá sấu: có 4 chân, hàm dài, có nhiều răng lớn sắc, răng mọc trong lỗ chân răng, trứng cá sấu có vỏ đá vôi bao bọc.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 24: Đa dạng sinh học

Trên đây là toàn bộ lời giải Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 23 Đa dạng động vật có xương sống sách Cánh Diều. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 6

    Xem thêm