Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật Cánh diều
Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật Chương 8 Có đáp án chi tiết bám sát chương trình SGK. Các lời giải trong chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao.
>> Bài trước: Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 18: Đa dạng nấm
Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật
- Mở đầu trang 106 KHTN lớp 6
- I. Các nhóm thực vật
- II. Thực vật không có mạch dẫn
- III. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt
- IV. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt, không có hoa
- V. Thực vật có mạch kín, có hạt và có hoa
Mở đầu trang 106 KHTN lớp 6
Kể tên thực vật và chia chúng ra thành các nhóm có đặc điểm giống nhau (ví dụ: cùng ở nước hoặc ở cạn, cùng là cây lấy hoa hoặc cây lấy gỗ,…)
Các loại cây: xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp, bèo lục bình, hoa súng
Phân loại:
Nhóm cây | Tên cây |
Cây ở nước | Bèo lục bình, hoa súng |
Cây ở cạn | Xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp |
Cây ăn quả | Xoài, mít |
Cây lấy hoa | Hoa hồng, hoa cúc |
Cây lấy lá | Cải thảo, cải bắp |
I. Các nhóm thực vật
Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 106 KHTN lớp 6
Quan sát hình 19.1, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Thực vật được chia thành nhiều nhóm dựa trên các đặc điểm: có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn, có hạt hoặc không có hạt, có hoa hoặc không có hoa.
- Rêu: không có mạch dẫn.
- Dương xỉ: có mạch dẫn, không có hạt.
- Hạt trần: có mạch dẫn, có hạt, không có hoa.
- Hạt kín: có mạch dẫn, có hạt, có hoa.
II. Thực vật không có mạch dẫn
Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 107 KHTN lớp 6
Quan sát hình 19.2, và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết được cây rêu.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Những đặc điểm giúp nhận ra rêu:
- Kích thước nhỏ bé, thường mọc thành từng đám.
- Sống ở những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng trực tiếp, dưới tán cây, bám trên thân cây gỗ, trên đá, góc tường,…
- Rêu không có mạch dẫn, có lá và rễ giả, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
III. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt
Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 107 KHTN lớp 6
Quan sát hình 19.3 và nêu đặc điểm của cây dương xỉ.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đặc điểm của dương xỉ:
- Phân bố nơi đất ẩm, dưới tán rừng hoặc ven đường đi, bờ ruộng,…
- Thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khỏang 15 – 30cm, rộng khoảng 15 – 20cm. Cây dương xỉ có nhiều lá nên sum sê.
- Lá dương xỉ là lá kép, dài khoảng 20 – 35cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông.
- Rễ chùm, chưa có hoa và hạt
- Cây có mạch dẫn và sinh sản bằng bào tử tập trung thành ổ túi bào tử ở mặt dưới của lá.
Luyện tập 1 trang 108 KHTN lớp 6 Cánh diều
Nêu đặc điểm giúp em phân biệt được cây rêu và cây dương xỉ
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đặc điểm phân biệt cây rêu và cây dương xỉ là:
- Rêu chưa có hệ mạch dẫn, có rễ giả
- Dương xỉ có hệ mạch dẫn, có rễ thật
IV. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt, không có hoa
Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 108 KHTN lớp 6
Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết cây thông.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đặc điểm cây thông:
- Thông phân bố nhiều ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, vùng núi phía bắc.
- Lá cây thông hình kim, thân gỗ, có mạch dẫn.
- Không có hoa, hạt không được bao kín trong quả, các hạt nằm trên những lá noãn xếp liền nhau thành nón.
- Nón đực có kích thước nhỏ, nón cái lớn hơn.
V. Thực vật có mạch kín, có hạt và có hoa
Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 trang 110 KHTN lớp 6
Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được cây hạt kín và cho biết môi trường sống của chúng.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Đặc điểm nhận biết cây hạt kín:
+ Có hạt nằm trong quả
+ Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đầy đủ (có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt)
- Môi trường sống:
+ Thực vật hạt kín mọc khắp nói, cả ở trên cạn và dưới nước, ở trên vùng núi cao hoặc nơi có tuyết bao phủ.
Vận dụng trang 110 KHTN 6 Cánh diều
Kể tên thực vật có ở môi trường xung quanh em và cho biết chúng ở nhóm nào trong số những nhóm thực vật đã học.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Một số thực vật quanh em: cây bàng, cây hoa hồng, cây thông, rêu, cây chanh, cây đào, cây rau bợ…
- Phân loại:
Nhóm thực vật | Tên cây |
Thực vật không có mạch dẫn, không có hạt, không có hoa | Rêu |
Thực vật có mạch dẫn, không có hạt, không có hoa | Rau bợ, bèo vảy ốc, dương xỉ,… |
Thực vật có mạch dẫn, không có hoa | Cây vân sam trắng, cây tuế, cây bạch quả, pơmu, hoàng đàn, kim giao, tuế |
Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa | Cây bàng, hoa hồng, cây canh, cây đào |
Luyện tập 2 trang 110 KHTN lớp 6 Cánh diều
Nêu sự giống và khác nhau giữa nhóm thực vậy hạt trần và thực vật hạt kín theo gợi ý trong bảng 19.1.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đặc điểm | Thực vật hạt trần | Thực vật hạt kín | |
Cơ quan sinh dưỡng | Rễ | Rễ thật | Rễ thật |
Thân | Thân có hệ mạch dẫn | Thân có hệ mạch dẫn | |
Lá | Chủ yếu lá lá kim | Hình dạng lá đa dạng | |
Cơ quan sinh sản | Nón | Có nón | Không có nón |
Hoa | Không có hoa | Có hoa | |
Quả | Không có quả | Có quả | |
Hạt | Hạt trần | Hạt kín |
>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên