Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát đầy đủ đáp án cho từng phần. Các lời giải trong chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao.

>> Bài trước: Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

I. Lực ma sát trượt

Câu hỏi mục I trang 142

Lực nào làm khối gỗ trên hình 28.1 dừng lại?

Trả lời

Lực ma sát làm cho khối gỗ trên hình 28.1 dừng lại.

Câu hỏi mục I trang 142

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát trượt trong khoa học và đời sống.

Trả lời

Ví dụ về lực ma sát trượt trong khoa học và đời sống:

- Ma sát giữa lưng em bé và mặt cầu trượt khi em bé chơi cầu trượt.

- Ma sát giữa dây đàn với tay hay dụng cụ đánh đàn.

- Khi viết bảng, có ma sát trượt giữa đầu phấn và mặt bảng.

- Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau.

II. Lực ma sát nghỉ

Câu hỏi mục II trang 143

Vì sao trong thí nghiệm này, dù có lực kéo nhưng khối gỗ vẫn đứng yên?

Trả lời

Vì trong thí nghiệm đã xuất hiện lực ma sát nghỉ, lực kéo chưa thắng được lực ma sát nghỉ nên khối gỗ vẫn đứng yên.

Câu hỏi mục II trang 143

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống xung quanh em.

Trả lời

Ví dụ về lực ma sát nghỉ:

- Xe ô tô đỗ bên đường nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.

- Ma sát nghỉ giữa bàn chân và mặt đường giúp ta đứng vững mà không bị ngã.

Luyện tập mục II trang 143

Nếu lực ma sát rất nhỏ thì có thể xảy ra hiện tượng gì đối với việc viết bảng?

Trả lời

Nếu lực ma sát rất nhỏ thì bảng sẽ bị trơn và nhẵn quá nên không thể dùng phấn để viết bảng được. Khi đó, người ta cần khắc phục bằng cách tăng độ nhám của mặt bảng.

IV. Ma sát và chuyển động

Câu hỏi mục IV trang 144

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động.

Trả lời

Ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động:

- Lực ma sát ở phanh xe làm xe chuyển động chậm dần và dừng lại.

- Trục quay không có ổ bi làm cản trở chuyển động quay của bánh xe.

Tìm hiểu thêm mục IV trang 145

Hãy vẽ phác thảo bàn chân đẩy vào mặt đất theo hình 28.5. Vẽ một mũi tên biểu diễn lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt.

Trả lời

Phác thảo hình vẽ

- Vectơ lực:F1→ do chân tác dụng lên mặt đất.

- Vectơ lực: Fms2→ do đất tác dụng lên chân giúp bàn chân không bị trượt mà còn thúc đẩy chuyển động.

Vận dụng mục IV trang 145

Hãy lấy ví dụ trong cuộc sống về:

- Làm giảm ma sát.

- Làm tăng ma sát.

Trả lời

- Làm giảm ma sát: Lốp xe máy, xe ô tô đi lâu ngày bị mòn => giảm ma sát.

- Làm tăng ma sát: đường đất bị trơn, rải cát lên mặt đường làm tăng ma sát nghỉ giúp ta không bị trơn trượt.

Vận dụng mục IV trang 146

Hãy thảo luận với bạn để đề xuất cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong các trường hợp sau:

a) Đẩy một thùng hàng trên mặt sàn.

b) Xe đạp chuyển động trên đường.

Trả lời

a) Để thùng hàng lên giá đẩy có gắn bánh lăn.

b) Thay lốp xe khi lốp bị mòn để tránh bị trơn trượt và đảm bảo phanh xe luôn hoạt động tốt để đảm bảo an toàn.

V. Lực cản của nước

Câu hỏi mục V trang 146

Hãy tìm các ví dụ về vật hay con vật chuyển động trong nước có hình dạng phù hợp giúp làm được lực cản của nước.

Trả lời

Ví dụ về vật hay con vật chuyển động trong nước có hình dạng phù hợp giúp làm được lực cản của nước là:

- Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động.

- Rắn, lươn, trạch có dạng thuôn nhọn, ít bị lực cản của nước.

Vận dụng mục V trang 148

1. Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay có hại:

a) Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã.

b) Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ.

2. Phải làm thế nào để tăng ma sát có lợi hay giảm ma sát có hại trong các trường hợp trên?

Trả lời

1.

a) Sàn mới lau rất trơn, vì vậy khi đi trên sàn mới lau thì ma sát nghỉ giữa bàn chân với đá hoa nhỏ, làm người dễ trượt ngã. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.

b) Bảng trơn thì phấn dễ trượt trên bảng, nên lượng phấn bám vào bảng không nhiều, nên khi viết không rõ chữ. Lực ma sát trong trường hợp này lực ma sát có lợi.

2.

a) Đi dép hoặc giày có khía sâu.

b) Tăng độ nhám của bảng, để khô bảng, lau bảng bằng giẻ ẩm và lau lại bằng giẻ khô.

Trên đây là toàn bộ lời giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát  sách Cánh Diều. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
5 347
Sắp xếp theo

    KHTN 6 Cánh diều

    Xem thêm