Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2 Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2 Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 6, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo.

Mở đầu trang 8 KHTN lớp 6:

Tùy vào đối tượng nghiên cứu mà khoa học tự nhiên được chia thành một số lĩnh vực khác nhau. Em đã biết những lĩnh vực khoa học tự nhiên nào?

Gợi ý trả lời

Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:

- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.

- Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.

- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.

1. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 8

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2

Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 thuộc lĩnh vực khoa học nào

  • Thí nghiệm 1: Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay. Quan sát tờ giấy rơi.
  • Thí nghiệm 2: Sục khí carbon dioxide vào cốc chứa nước vôi trong. Quan sát hiện tượng xảy ra.
  • Thí nghiệm 3: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.
  • Thí nghiệm 4: Một học sinh chiếu đèn pin vào quả địa cầu, một học sinh khác cho quả địa cầu quay. Mô tả hiện tượng ngày và đêm qua việc quan sát vùng được chiếu sáng trên quả địa cầu.

Trả lời

  • Các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 thuộc lĩnh vực khoa học:
    • Thí nghiệm 1: Vật lý học
    • Thí nghiệm 2: Hóa học
    • Thí nghiệm 3: Sinh học
    • Thí nghiệm 4: Khoa học Trái Đất

Luyện tập KHTN 6 trang 9

Các ứng dụng trong hình 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2

Trả lời
  • Các ứng dụng trong hình 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực của khoa học tự nhiên:
    • Hình 2.3: Sinh học
    • Hình 2.4: Khoa học Trái Đất
    • Hình 2.5: Sinh học
    • Hình 2.6: Hóa học
    • Hình 2.7: Vật lý học
    • Hình 2.8: Thiên văn học

2. Vật sống và vật không sống

Hình thành kiến thức mới 1 KHTN 6 trang 9

Quan sát hình 2.9 đến 2.12, em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau (sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản)?

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2

Trả lời

Các vật trong hình 2.9 đến 2.12 có đặc điểm:

  • Hình 2.9. Con gà: có thể trao đổi chất, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản
  • Hình 2.10. Cây cà chua: có thể trao đổi chất, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản
  • Hình 2.11. Đá sỏi: không thể trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản
    Hình 2.12. Máy tính: không thể trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản

Luyện tập KHTN 6 trang 9

Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống trong hình 2.9 đến 2.12?

Trả lời

  • Vật sống: Hình 2.9 (Con gà) và hình 2.10 (Cây cà chua)
  • Vật không sống: Hình 2.11 (Đá sỏi) và hình 2.12 (Máy tính)

Vận dụng KHTN 6 trang 10

Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống?

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2 Chân trời sáng tạo

Trả lời

Một chú robot là vật không sống. Tuy robot có thể cười, nói và hành động như một con người nhưng không có những biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.

>> Tham khảo cách trả lời khác: Robot là vật sống hay vật không sống

3. Bài tập Khoa học Tự nhiên lớp 6 bài 2

Câu 1 trang 10 KHTN lớp 6

Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên:

a, Vật lý học b, Hóa học c, Sinh học

d, Khoa học Trái Đất e, Thiên văn học

Đáp án

Các hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên:

a, Vật lí học: Nhiệt kế bằng thủy ngân dùng để đo nhiệt độ.

b, Hóa học: Dùng bình cứu hỏa bột hóa hoc để chữa cháy.

c, Sinh học: Con gà đẻ trứng, quả trứng nở thành gà con.

d, Khoa học Trái đất: Dự báo thời tiết hàng ngày.

e, Thiên văn học: dùng kính thiên văn chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.

>> Xem thêm: Kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên

Câu 2 trang 10 KHTN lớp 6

Vật nào sau đây gọi là vật không sống?

A. Con ong

B. Vi khuẩn

C. Than củi

D. Cây cam

Chọn C Than củi

Giải thích: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?

Câu 3 trang 10 KHTN lớp 6

Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,...) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào?

Đáp án

Sự khác biệt giữa khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,...) và khoa học về sự sống (sinh học):

  • Khoa học vật chất (vật lí, hóa học,...) nghiên cứu vật không sống
  • Khoa học sự sống (sinh học) nghiên cứu vật sống

Xem thêm: Phân biệt khoa học về vật chất và khoa học về sự sống dựa vào sự khác biệt nào?

Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 3 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
269
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hồng Khoa
    Hồng Khoa

    😇😇😇


    Thích Phản hồi 05/09/23
    • luan nguyen
      luan nguyen

      Con gà đẻ trứng rồi quả trứng gà đó thành ốp la chứ 

      Thích Phản hồi 08/09/22
      • Trí Võ Ngọc
        Trí Võ Ngọc

        hợp lí


        Thích Phản hồi 04/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm