Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 11 Một số vật liệu thông dụng

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 11 Một số vật liệu thông dụng trang 59 Chủ đề 4 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học sách mới, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo.

1. Một số vật liệu thông dụng

Câu hỏi thảo luận 1 trang 54 KHTN lớp 6: Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết

Hướng dẫn giải

Một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết: nhôm, sắt, thép, gang, đồng, gỗ, thủy tinh, xi măng, cát,...

Câu hỏi thảo luận 2 trang 54 KHTN lớp 6: Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những vật liệu trong hình 11.1

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Hướng dẫn giải

Hình 11.1a: cốc uống nước, cửa kính, lan can kính,...

Hình 11.1b: nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu,...

Hình 11.1c: bát, đĩa, lọ hoa,...

Hình 11.1d: nhà cửa, đường xá ,...

Câu hỏi thảo luận 3 trang 55 KHTN lớp 6: Quan sát mẩu dây điện, phin cà phê, đồ chơi lego, dây phanh xe đạp, tủ quần áo ở hình 11.2, em hãy cho biết các sản phẩm đó được làm từ vật liệu gì? Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.1

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Hướng dẫn giải

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu

Câu hỏi thảo luận 4 trang 56 KHTN lớp 6: Từ quan sát thực tế, em hãy cho biết một số tính chất của các vật liệu: kim loại, cao su, nhựa, gỗ, thuỷ tinh và gốm. Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.2

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Hướng dẫn giải

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Câu hỏi thảo luận 5 trang 56 KHTN lớp 6: Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1.

Thí nghiệm 1: Rót một ít giấm ăn vào các cốc thuỷ tinh lần lượt chứa các vật liệu sau: đinh sắt, miếng kính, miếng nhựa, miếng cao su, mầu đá vôi và mẩu sành. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Hướng dẫn giải

Đinh sắt, mẩu đá vôi bị tan ra 1 phần, có dấu hiệu bị ăn mòn. Miếng kính, miếng nhựa, cao su, mẩu sành không bị tan ra, không có hiện tượng gì

Câu hỏi thảo luận 6 trang 56 KHTN lớp 6: Quan sát thí nghiệm 2, em hãy cho biết vật liệu nào dễ cháy và vật liệu nào dẫn nhiệt (cảm nhận qua dấu hiệu kẹp sắt bị nóng khi đốt).

Thí nghiệm 2: Lần lượt đốt nóng các vật liệu sau trên ngọn lửa đèn cồn (sử dụng kẹp sắt để kẹp vật liệu khi đốt): đinh sắt, dây đồng, mẩu gỗ, mẩu nhôm, miếng nhựa và mẩu sành. Chú ý khi kẹp sắt có dấu hiệu nóng thì không đốt nữa và cho vật liệu vào chậu nước tránh bị bỏng.

Hướng dẫn giải

Vật liệu dễ cháy: mẩu gỗ, miếng nhựa.

Vật liệu dẫn nhiệt: đinh sắt, dây đồng, mẩu nhôm, mẩu sành

Câu hỏi thảo luận 7 trang 57 KHTN lớp 6: Quan sát hình 11.3,11.4 và 11.5, em hãy cho biết những vật liệu nào dễ bị ăn mòn, bị hoen gỉ dẫn đến hư hỏng công trình, vật dụng. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng đó.

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Hướng dẫn giải

Những vật liệu dễ bị ăn mòn, hoen gỉ: vật liệu kim loại như sắt,thép, kẽm,...

Nguyên nhân: kim loại là vật liệu dễ bị ăn mòn do kim loai tiếp xúc với môi trường có các hóa chất, với các dung môi có phản ứng với kim loại đó.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 57 KHTN lớp 6: Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Hướng dẫn giải

Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng quả bóng bị biến dạng

Câu hỏi thảo luận 9 trang 57 KHTN lớp 6: Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay, em có nhận xét gì?

Hướng dẫn giải

Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ,sợi dây cao su lại trở về hình dạng ban đầu của nó

Câu hỏi thảo luận 10 trang 57 KHTN lớp 6: Quan sát hình 11.6,11.7 và các thí nghiệm 3,4, em hãy rút ra tính chất quan trọng của cao su. Kể tên một số ứng dụng của cao su.

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Thí nghiệm 3 : Cho một đoạn dây cao su vào cốc nước nóng, sau đó lất ra rồi cho vào cốc nước nguội. Quan sát sự thay đổi hình dạng của dây cao su.

Thí nghiệm 4 : Cho một viên tẩy nhỏ (cao su) vào cốc xăng. Quan sát hiện tượng xảy ra

Hướng dẫn giải

- Hình 11.6; hình 11.7: tính đàn hồi

- Thí nghiệm 3:

+ Hiện tượng: dây cao su không có sự thay đổi đáng kể về hình dạng.

=> Tính chất: ít biến đổi khi gặp nóng lạnh, không tan trong nước, không dẫn nhiệt.

- Thí nghiệm 4:

+ Hiện tượng: khi cho viên tẩy cao su vào xăng thì viên tẩy bị hòa tan

=> Tính chất: cao su tan trong xăng.

Một số ứng dụng của cao su: làm lốp xe, làm đệm, làm vỏ dây điện, làm bóng, làm sân chạy thể thao, giày, dép, ….

3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

Câu hỏi thảo luận 11 trang 58 KHTN lớp 6: Từ thực tế dùng với việc tìm hiểu thông tin qua sách báo và internet, em hãy cho biết cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn, hiệu quả.

Hướng dẫn giải

- Hiện nay do việc sử dụng tràn lan đồ nhựa do đặc tính rẻ - tiện dụng đã gây nên mối nguy ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần

+ Hạn chế sử dụng túi nilon, thay bằng đồ thủy tinh, tre, … hoặc đồ nhựa có thể tái sử dụng được nhiều lần

+ Dựa vào các kí hiệu có trên đồ hộp để sử dụng đồ dùng cho hợp lí (sản phẩm có khả năng sử dụng nhiều lần, dùng được trong lò vi sóng, ….)

+ Đối với rác là nilon, nhớ phân loại cẩn thận để có chu trình tiêu hủy một cách hợp lí

Câu hỏi thảo luận 12 trang 58 KHTN lớp 6: Em hãy tìm hiểu và cho biết cách sử dụng đồ vật bằng cao su an toàn, hiệu quả.

Hướng dẫn giải

Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng....). Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.

Câu hỏi thảo luận 13 trang 58 KHTN lớp 6: Những biện pháp nào được sử dụng để hạn chế sự hoen gỉ của kim loại?

Hướng dẫn giải

- Bao phủ bề mặt kim loại bằng sơn, hoặc tráng bằng lớp kim loại khó bị ăn mòn

- Bôi dầu mỡ, phun sơn tĩnh điện….

Câu hỏi thảo luận 14 trang 58 KHTN lớp 6: Hãy kể tên một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng đảm bảo phát triển bền vững

Hướng dẫn giải

Một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng đảm bảo phát triển bền vững như: gạch không nung, tấm panen đúc sẵn, cửa nhôm, cửa trượt tự động, vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng, vách kính chống cháy, mái che kính, cửa gỗ chống cháy, hệ thống rèm ngăn lửa, n găn khói,...

Câu hỏi thảo luận 15 trang 58 KHTN lớp 6: Hãy cho biết ưu điểm của một số vật liệu mới so với vật liệu truyền thống trong xây dựng

Hướng dẫn giải

Ưu điểm: an toàn, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con người, tiết kiệm năng lượng, giảm giá thành sản phẩm, thân thiện với môi trường,...

Vận dụng trang 59 KHTN lớp 6

Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường: pin, máy tính, túi ni lông, ống hút làm từ bột gạo

Hướng dẫn giải

Vật liệu thân thiện với môi trường là ống hút làm từ bột gạo

Luyện tập trang 57 KHTN lớp 6

Tại sao vỏ dây điện thường được làm bằng nhựa hoặc cao su nhưng lõi dây điện làm bằng kim loại?

Hướng dẫn giải

Vỏ làm bằng cao su hoặc nhựa vì nó là vật liệu cách điện, an toàn khi sử dụng. Còn lõi dây điện làm bằng kim loại vì kim loại là vật liệu dẫn điện tốt.

Giải bài tập trang 59 KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 59 KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Điền thông tin theo mẫu bảng sau:

STTTên vật liệuĐặc điểm/ Tính chấtCông dụng
1Kim loại??
2?Có tính dẻo và đàn hồi?
3??Làm cửa kính, bể cá

Hướng dẫn giải

STTTên vật liệuĐặc điểm/ Tính chấtCông dụng
1Kim loạiTính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉLàm vật liệu xây dựng, làm lõi dây điện
2Cao suCó tính dẻo và đàn hồiLàm dụng cụ thể thao (bóng, dây nhảy, ).. làm lốp xe.
3Thủy tinhKhông dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉLàm cửa kính, bể cá

Câu 2 trang 59 KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững:

A. Gỗ tự nhiên

B. Kim loại

C. Gạch không nung

D. Gạch chịu lửa

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án D

Câu 3 trang 59 KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Thiết kế một tấm áp phích tuyên truyền việc sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra những sản phẩm có ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 12 Nhiên liệu và an ninh năng lượng 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
78
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • pham ngo gia han
    pham ngo gia han

    rất là okela

    Thích Phản hồi 17/10/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 6

    Xem thêm