Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7 Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 7 Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 6 trang 31, 32, 33, 34, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải KHTN 6 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo. 

Mở đầu trang 31 KHTN lớp 6:

Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi.

Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà.

Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

- Vinh có bị sốt.

- Để biết chính xác Vinh có bị sốt hay không, ta cần đo nhiệt độ của em Vinh.

1. Nhiệt độ và nhiệt kế

Câu hỏi thảo luận 1 Trang 31 KHTN 6

Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiêm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?

Thí nghiệm 1: Cảm nhận về độ nóng, lạnh của nước

Dụng cụ: Ba cốc nước 1, 2, 3 (cho thêm nước đá vào cốc 1 để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào cốc 3 để có nước ấm).

Tiến hành thí nghiệm: Nhúng đồng thời ngón tay trỏ của tay phải vào cốc 1, ngón tay trỏ của tay trái vào cốc 3. Sau một lúc ta rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc 2.

Giải KHTN lớp 6 bài 7

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Cảm nhận về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 khác nhau. Ngón tay từ cốc 1 sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ cốc 3 có cảm giác lạnh hơn.

Từ đó, em rút ra nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật.

Nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.

Câu hỏi thảo luận 2 Trang 31 KHTN 6

Để so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Để so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng là: nhiệt độ

Luyện tập 1 trang 31 KHTN 6

Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

  • Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật:
  • Khi thời tiết lạnh, nếu cho bàn tay đang được sưởi ấm vào nước lạnh bình thường xả ra từ vòi nước thì tay sẽ cảm thấy lạnh.
  • Ngược lại, nếu cho bàn tay đang buốt không được sưởi ấm vào nước lạnh bình thường xả ra từ vòi nước thì tay sẽ cảm thấy ấm.

>> Tham khảo thêm: Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai ...

Câu hỏi thảo luận 3 Trang 31 KHTN 6

Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

  • Nhiệt kế y tế

Ưu điểm: Giá thành rẻ.- Cấu tạo nhiệt kế thủy ngân khá đơn giản nên dễ thao tác và sử dụng.- Cho kết quả có độ chính xác cao.

Hạn chế: 

  • Thao tác mất thời gian.
  • Khó đo cho trẻ nhỏ vì cần phải giữ đủ lâu mới đo nhiệt độ chính xác.
  • Vạch hiển thị kết quả thường rất nhỏ, dễ bị nhìn nhầm.
  • Có nguy cơ bị vỡ rất cao => gây ngộ độc thủy ngân.

Phải kẹp vào nách mới đo được.

  • Nhiệt kế điện tử

Ưu điểm

  • An toàn và phù hợp với mọi đối tượng.
  • Có khả năng chống chịu va đập tốt không lo hiện tượng bị vỡ nứt.
  • Cho kết quả nhanh, chính xác chỉ sau 5 - 10 giây.
  • Đơn giản, dễ sử dụng.
  • Dễ đo cho trẻ nhỏ.
  • Có tiếng báo khi đo xong.
  • Vị trí đo đa dạng.

Hạn chế

  • Giá thành cao hơn nhiệt kế thủy ngân.
  • Độ chính xác của nhiệt kế điện tử thường sai lệch so với nhiệt kế thủy ngân khoảng 0,2 - 0,50 C.
  • Phải giữ đúng tư thế và vị trí tiếp xúc chuẩn thì kết quả mới chính xác

Luyện tập 2 trang 32 KHTN 6

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3, 7.4 và 7.5

Giải KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

GHĐ của nhiệt kế: là nhiệt độ lớn nhất mà nhiệt kế đo được.

ĐCNN của nhiệt kế: là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên nhiệt kế.

* Do đó:

- Hình 7.3: Nhiệt kế thủy ngân có:

+ GHĐ: 42 0C.

+ ĐCNN: 0,1 0C.

- Hình 7.4: Nhiệt kế hồng ngoại có:

+ GHĐ: 45 0C.

+ ĐCNN: 0,5 0C.

- Hình 7.5: Nhiệt kế rượu có:

+ GHĐ: 50 0C.

+ ĐCNN: 1 0C.

2. Thực hành đo nhiệt độ

Câu hỏi thảo luận 4 Trang 33 KHTN 6

Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?

Giải KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, không dùng được nhiệt kế nào trong hình 7.6. Bởi vì nhiệt độ sôi của nước lên tới 100 độ C, ta phải dùng những loại nhiệt kế có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 100 độ C. Trong hình 7.6 cả 3 loại nhiệt kế có GHĐ lần lượt là 45 độ C, 42 độ C và 40 độ C đều không phù hợp để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm

Để đo nhiệt độ cơ thể, có thể dùng được cả 3 nhiệt kế trong hình 7.6. Bởi GHĐ của cả 3 nhiệt kế đều phù hợp để đo nhiệt độ cơ thể con người.

Câu hỏi thảo luận 5 Trang 33 KHTN 6

Hãy đo nhiệt độ của 2 cốc nước rồi điền kết quả theo mẫu bảng 7.1

Giải KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 34 KHTN 6

Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà Không có nhiệt kế nước, bởi vì: Rượu và Thủy ngân có thể co dãn vì nhiệt. Trong khi đó, nước dãn nở vì nhiệt không đều (khi tăng nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C thì nước co lại chứ không nở ra, chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4 độ C trở lên nước mới nở ra). Ngoài ra, nước có màu trong suốt, rất khó nhìn và xác định chính xác độ dãn nở.

>> Tham khảo thêm đáp án: Chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước vì

Vận dụng 2 trang 34 KHTN lớp 6:

Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Cách đo nhiệt độ cơ thể:

Khi đo nhiệt độ của cơ thể, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.

Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Thực hiện phép đo.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Học sinh thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.

3. Giải Bài tập Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ KHTN 6 trang 30

Bài 1 trang 34 KHTN lớp 6

Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thuỷ ngân thường ghi nhiệt độ từ 35 °C đến 42 °C?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Vì nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể con người, mà cơ thể con người chỉ trong khoảng 34oC đến 42oC.

>> Tham khảo thêm đáp án: Bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thuỷ ngân thường ghi nhiệt độ từ 35°C đến 42°C vì

Bài 2 trang 34 KHTN lớp 6

Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng?

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ.

D. Hiện tượng nóng chảy của các chất.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Chọn đáp án A

Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa vào sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng trong nhiệt kế. Chất lỏng nở ra (tăng thể tích) khi nóng lên hay co lại (giảm thể tích) khi lạnh đi trong nhiệt kế.

Bài 3 trang 34 KHTN lớp 6

Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng:

Giải KHTN 6 bài 7

Lựa chọn loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của:

a, Cơ thể người

b, nước sôi

c, không khí trong phòng

Đáp án

a, Cơ thể người: lựa chọn nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ

b, Nước sôi: lựa chọn nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ

c, không khí trong phòng: lựa chọn nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
149
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 6

    Xem thêm