Kỹ thuật trồng cải bắp

Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hoá, với Kỹ thuật trồng cải bắp dưới đây sẽ giúp bà con nông dân và các độc giả nắm rõ được quy trình trồng và chăm sóc giống cây này.

Kỹ thuật trồng cải bắp

I. Tổng quan

  • Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hoá (nhiệt độ cần thiết để phân hoá mầm hoa) là 1 – 10 độ C trong khoảng 15 – 30 ngày tuỳ thời gian sinh trưởng của giống. Do vậy, trong quá trình sinh trưởng, khi gặp điều kiện này, cây sẽ ra hoa, kết quả ngay ở năm đầu.
  • Cải bắp là loại rau chủ lực trong họ Thập tự, trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc, miền trung và Tây Nguyên. Là loại cây hai năm: năm thứ nhất sinh trưởng thân lá, năm sau qua giai đoạn xuân hoá, sau đó mới ra hoa, kết quả.
  • Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và su lơ.
  • Đặc biệt ở cải bắp khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Các thí nghiệm cho thấy, khi cắt 25% diện tích bề mặt lá ở giai đoạn trước cuốn bắp, năng suất vẫn đạt 97 – 98% so với không cắt. Điều đó khẳng định việc phun thuốc hoá hoá học trừ sâu tơ lứa 1 trong nhiều trường hợp là không cần thiết.
  • Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18 – 20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15 – 18 độ C.
  • Phát sinh từ vùng Địa Trung Hải, cải bắp thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày dài nhưng cường độ chiếu sáng yếu. Do vậy, trong điều kiện vụ đông xuân ở nước ta, cây cải bắp thường rút ngắn thời gian sinh trưởng so với vùng nguyên sản.
  • Độ ẩm thích hợp là từ 75 – 85%, ẩm độ không khí khoảng 80 – 90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3 – 5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí.

Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH= 5,6 – 6,0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Các nhà chuyên môn đã tính toán, để có năng suất 80 tấn/ha, cải bắp đã lấy đi của đất 214 kg đạm, 79 kg lân, 200 kg kali, tức là tương đương với 610 kg đạm urê, 400 kg supe lân, 500 kg clorua kali. Vì vậy, phải đảm bảo lượng phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống đỡ sâu bệnh và cho năng suất cao.

II. Kỹ thuật trồng cải bắp

1. Thời vụ

Ở các tỉnh phái bắc có 3 vụ trồng cải bắp chủ yếu :

  • Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12.
  • Vụ chính: gieo tháng 9 – 10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.
  • Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2 – 3 năm sau.
  • Ở Tây nguyên, có thể gieo vụ 9 – 10 và vụ tháng 11.
  • Tuỳ thuộc vào thời vụ gieo trồng để tính tuổi cây con, nhưng khi cây có 4 – 6 lá thật là thời điểm trồng tốt nhất (tuổi cây trong khoảng 20 – 30 ngày).

2. Làm đất, bón phân

  • Luống cải bắp rộng 1 – 1,2 m, cao 15 – 20 cm, rãnh luống rộng 20 – 25 cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để phòng mưa. Vụ chính và vụ muộn làm luống phẳng.
  • Mỗi hecta trồng cải bắp bón lót 20 – 25 tấn phân chuồng hoai mục (thời gian ủ trước khi bón ít nhất 3 tháng. Mỗi tấn phân tươi khi ủ rắc thêm 20 kg vôi bột và 25 kg supe lân). Nếu có lân hữu cơ vi sinh, cần bón 250 – 300 kg/ha. Với lượng này có thể rút lượng phân chuồng còn 15 – 20 tấn/ha.

  • Để đạt năng suất cao và giữ hàm lượng nitrat dưới 500 mg/kg, cần bón mỗi hecta 120 – 150 kgN trong vụ sớm (260 – 325kg urê), 150 – 180 kgN trong vụ chính và vụ muộn (260 – 390kg urê).
  • Nếu sử dụng lân hữu cơ vi sinh, cần bón thêm 60kg P2O5 (300 kg supe lân), ngược lại bón 90kg P2O5 (hay 180 kg supe lân).
  • Lượng kali cần thiết cho mỗi hecta là 120 kg K2O. Tốt nhất nên dùng dạng sulfat. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân hữu cơ vi sinh +1/2 kali +1/4 đạm. Có 2 hình thức bón lót: trải đều trên mặt ruộng trước khi lên luống hoặc bón vào hốc sau khi lên luống. Nếu bón theo cách thứ 2 phải trộn, đảo đều và lấp trước khi trồng.
Đánh giá bài viết
1 444
Sắp xếp theo

    Tài liệu Nông - Lâm - Ngư Nghiệp

    Xem thêm