Phan Thị Nương Sinh học Lớp 12

Lấy ví dụ về ổ sinh thái

Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.

3
3 Câu trả lời
  • Cô Độc
    Cô Độc

    Ví dụ về các ổ sinh thái:

    - Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Như chim ăn sâu, chim ăn hạt cây, trong đó có chim ăn hạt lớn, chim ăn hạt vừa, chim ăn hạt nhỏ do khác nhau về kích thước mỏ. Như vậy, tuy chúng cùng nơi ở nhưng thuộc các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

    Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái:

    - Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, có thể loại trừ nhau, loài thua cuộc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để giảm sự cạnh tranh.

    0 Trả lời 01/03/22
    • Su kem
      Su kem

      Một số ví dụ về ổ sinh thái:

      VD1: Trên cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp hình thành các ổ sinh thái khác nhau.

      VD2: Trên một khu vườn, người ta trồng xen canh các cây như cây sầu riêng với cây cà phê.

      Ý nghĩa về việc phân hóa ổ sinh thái giảm sự cạnh tranh về thực ăn, ánh sáng, dinh dưỡng và tận dụng nguồn sống.

      Trả lời hay
      3 Trả lời 01/03/22
      • Ma Kết
        Ma Kết

        Một số ví dụ về ổ sinh thái:

        + Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá (cá trắm, cá mè, cá rô phi, cá trôi…). Vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên khi nuôi kết hợp chung một ao sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Nuôi chung nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.

        + Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của lá cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.

        + Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Ví dụ, chim ăn sâu và chim ăn hạt cây, mặc dù chúng có cùng nơi nhưng ở những nơi thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.

        Trả lời hay
        2 Trả lời 01/03/22

        Sinh học

        Xem thêm