Lý thuyết Công nghệ 10 bài 1: Giới thiệu về trồng trọt KNTT
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ 10 bài 1: Giới thiệu về trồng trọt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt
- I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- II. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam
- III. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới.
- IV. Yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt
I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
1. Vai trò
Đảm bảo an ninh lương thực
- Là ngành duy nhất tạo ra lương thực
- Là yếu tố đầu tiên, có tính quyết định đến sự tồn tại, phát triển của con người và kinh tế xã hội các nước trên thế giới.
* Đảm bảo an ninh lương thực sẽ:
+ Phát triển kinh tế nhanh chóng
+ Phát triển kinh tế bền vững
* Không đảm bảo an ninh lương thực sẽ:
+ Khó ổn định chính trị
+ Không đảm bảo cơ sở pháp lí, kinh tế cho sự phát triển
Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
+ Nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.
Tham gia vào xuất khẩu
- Là đất nước có thế mạnh về nông nghiệp
- Nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu
- Đem lại ngoại tệ lớn
- Một số sản phẩm xuất khẩu: gạo, cà phê, chè, …
Tạo việc làm cho người lao động
- Là lĩnh vực mang lại nhiều việc làm nhất cho lao động.
2. Triển vọng
Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu
- Công nghệ cao ứng dụng giúp:
+ Tiết kiệm chi phí
+ Tăng năng suất
+ Hạ giá thành
+ Nâng cao chất lượng nông sản
+ Bảo vệ môi trường
- Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết giúp:
+ Chủ động trong sản xuất
+ Khắc phục tính vụ mùa
+ Đáp ứng nhu cầu về chủng loại, chất lượng nông sản
Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
- Các thành tựu được ứng dụng
+ Internet vạn vật
+ Trí tuệ nhân tạo
+ Tự động hóa
+ Công nghệ nano
+ Công nghệ sinh học
+ Công nghệ chiếu sáng
- Hiệu quả đạt được:
+ Giảm sức lao động
+ Hạn chế thiệt hại do thiên tai, sâu, bệnh
+ Đảm bảo an toàn cho môi trường
+ Kiểm soát và tiết kiệm chi phí.
II. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam
1. Cơ giới hóa trồng trọt
- Giải phóng sức lao động
- Nâng cao năng suất
- Tăng hiệu quả sử dụng đất
- Giảm tổn thất sau thu hoạch
- Nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế.
2. Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh trong trồng trọt
- Trồng được ở nơi không có đất trồng
- Nơi điều kiện thời tiết khắc nghiệt
- Tiết kiệm không gian
- Tiết kiệm nước
- Kiểm soát tốt chất lượng nông sản
- Nâng cao năng suất cây trồng
- Đem lại hiệu quả kinh tế
3. Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động tiết kiệm trong trồng trọt
- Là phương pháp cung cấp nước tự động cho cây trồng
- Các hình thức tưới:
+ Tưới nhỏ giọt
+ Tưới phun sương
+ Tưới phun mưa
- Hiệu quả đạt được:
+ Tiết kiệm nước
+ Tiết kiệm công lao động
+ Tạo điều kiện cho cây trồng phát triển
+ Bảo vệ đất trồng
4. Công nghệ nhà kính trong trồng trọt
- Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
III. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới.
1. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản
- Diện tích: 2500m2, chia thành 18 dãy kệ trồng, mỗi kệ 15 tầng
- Dùng 17 500 chiếc đèn LED
- Một ngày thu hoạch 10 000 cây xà lách.
2. Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan
- Rộng khoảng 32 ha
- Có hàng triệu cây hoa tulip với hàng trăm giống khác nhau và nhiều giống hoa mới đặc sắc
- Thu hút hàng triệu khách mỗi năm
3. Trang trại táo ở Califonia, Mỹ
- Làm du lịch
- Làm nhà hàng
- Làm khu nghỉ dưỡng
4. Khu vườn kì diệu ở Dubai
- Rộng khoảng 72 000m2. Hơn 60 triệu bông hoa, trên 1,5 triệu du khách mỗi năm.
- Các ứng dụng được sử dụng:
+ Công nghệ tưới nhỏ giọt
+ Tận dụng nước thải
+ Công nghệ nhân giống
+ Cảm ứng đo độ ẩm
+ Phân tích dinh dưỡng trong đất
IV. Yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt
- Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc
- Có kiến thức, kĩ năng; có khả năng sử dụng, vận hành thiết bị và máy móc.
- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.
------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10 bài 1: Giới thiệu về trồng trọt KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thức và Toán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.