Lý thuyết Công nghệ 10 bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ KNTT
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Công nghệ 10 bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
I. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
1. Sâu tơ hại rau
Đặc điểm hình thái, sinh học
- Tên khoa học: Plutella xylostella, họ Ngài rau, bộ Cánh vảy.
- Sâu trưởng thành (ngài):
+ dài dưới 10 mm
+ râu đầu dài
+ cánh trước màu nâu, giữa lưng có dải gợn sóng: màu trắng là ngải đực, màu vàng là ngải cái
- Trứng:
+ hình bầu dục hơi tròn, đường kính 0,4 – 0,5 mm, màu vàng nhạt
+ Đẻ từ 3 đến 7 ngày thì nở.
- Sâu non:
+ Hình ống, xanh nhạt, dài khoảng 10 mm, đầu màu nâu vàng, đốt chân có lông tơ
+ Thời gian phát triển: 11 – 15 ngày, nếu nhiệt độ thấp từ 18 – 20 ngày
- Nhộng:
+ Bọc trong kén trắng
+ Màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài 6 – 8 mm
+ Phát triển khoảng 4 – 10 ngày.
Đặc điểm gây hại
- Sâu non ăn biểu bì lá
- Sâu lớn tuổi ăn thủng lá
Biện pháp phòng trừ
- Trồng xen rau họ cải với rau khác.
- Dùng bẫy bắt sâu
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm sinh học.
2. Rầy nâu hại lúa
Đặc điểm hình thái, sinh học
- Tên khoa học: Nilaparvata lugens, họ Muỗi nâu, bộ Cánh diều
- Rầy trưởng thành:
+ nâu vàng, dài 3 – 5 mm
+ Gồm 2 loại: loại cánh dài cánh phù toàn thân và loại cánh ngắn cánh phủ 2/3 thân.
- Trứng: đẻ thành ổ, trắng đục
- Rầy non:
+ Mới nở có màu xám trắng, tuổi từ 2 đến 3 màu nâu vàng, mật độ cao thì màu nâu sẫm.
+ Có 5 tuổi.
Đặc điểm gây hại
- Chích hút nhựa cây làm cây bị khô héo, chết, hạt lép
- Mật độ cao khiến lúa chết thành đám gọi là “cháy rầy”.
Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống đối kháng
- Xử lí hạt giống, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ, tránh màu vụ gối nhau, bón phân đúng lúc và cân đối
- Sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định
- Thả vịt, cá rô phi, bọ xít mù xanh
- Dùng chế phẩm sinh học
3. Sâu keo mùa thu
Đặc điểm hình thái, sinh học
- Tên khoa học: Spodoptera frugiperda, họ Ngài đen, bộ Cánh vảy
- Sâu trưởng thành:
+ Màu nâu xám
+ Cánh trước có mép ngoài đường vân
+ Cánh sau vàng nhạt
- Trứng: hình cầu, màu trắng xanh, đẻ thành ổ, phủ lông tơ
- Sâu non: đầu vân hình chữ Y ngược
- Nhộng: màu nâu đỏ bóng, cuối bụng có đôi gai nhọn
Đặc điểm gây hại
- Tạo lỗ thủng lớn trên phiến lá
- Cắn gãy cờ
- Đục phá bắp ngô
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, cày lật, luân canh với lúa nước
- Dùng bẫy bắt sâu, ngắt ổ trứng
- Dùng ong kí sinh hoặc phun chế phẩm nấm xanh
- Dùng thuốc trừ sâu
4. Ruồi đục quả
Đặc điểm hình thái sinh học
- Tên khoa học: Bactrocera dorsalis, họ Ruồi đục quả, bộ Hai cánh.
- Ruồi đục quả trưởng thành:
+ dài 1 cm, màu vàng hoặc đen, bụng tròn
+ ngực có hai sọc vàng rộng
+ đốt bụng có vân chữ T đen
- Trứng: trắng trong hoặc vàng kem, hình trụ thon, dài, đầu hơi nhọn
- Sâu non: trắng đục hơi vàng, không có chân, móc miệng màu đen
- Nhộng: màu kem, nâu
Đặc điểm gây hại
- Quả có vết chính màu đen, sau chuyển sang nâu
- Thịt quả thối, quả rụng
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, dùng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu hủy quả rụng
- Dùng bẫy bắt ruồi
- Dùng thuốc trừ sâu
------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10 bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thức và Toán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.