Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Công nghệ 10 bài 11: Hình chiếu trục đo KNTT

Lý thuyết Công nghệ 10 bài 11: Hình chiếu trục đo được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo

- Xây dựng hình chiếu trục đo:

+ Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể với ba trục tọa độ ứng với chiều dài, rộng, cao của vật thể.

+ Chiếu vật thể cùng hệ trục tọa độ Oxyz lên mặt phẳng hình chiếu P theo phương chiếu l.

+ Thu được hình chiếu vật thể và hình chiếu hệ trục tọa độ là O’x’y’z’. Hình chiếu vật thể gọi là hình chiếu trục đo.

- O’x’, O’y’, O’z’ là các trục tọa độ.

- Các góc x’O’y’, y’O’z’, z’O’x’ là các góc trục đo.

- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục tọa độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng đó:

+ Hệ số biến dạng trên trục O’x’ : p

+ Hệ số biến dạng trên trục O’y’: q

++ Hệ số biến dạng trên trục O’z’: r

II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều

- Góc trục đo: x’O’y’ = y’O’z’ = z’O’x’ = 1200

- Hệ số biến dạng: p = q = r = 1

- Hình chiếu trục đo của hình tròn là elip.

lý thuyết công nghệ 10

III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân

- Góc trục đo: x’O’z’ = 900, x’O’y’ = y’O’z’ = 1350

- Hệ số biến dạng: p = r = 1, q = 0,5

- Hình chiếu trục đo của hình tròn:

+ Nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOz là hình tròn

+ Nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOy hoặc yOz là elip

lý thuyết công nghệ 10

IV. Vẽ hình chiếu trục đo

1. Vẽ hình chiếu trục đo của một điểm

Hình chiếu trục đo của điểm A là A’ có:

x’A = p.xA; y’A = p.yA; z’A = p.zA

lý thuyết công nghệ 10

2. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể

- Bước 1: Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể, vẽ phác hình dáng không gian của vật thể.

- Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao ngoài vật thể.

- Bước 3: Vẽ các thành phần của vật thể

- Bước 4: Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm cạnh thấy.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 10 bài 11: Hình chiếu trục đo KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 07/05/23
    • Sư tử hà đông
      Sư tử hà đông

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/05/23
      • Quỳnh Trâm
        Quỳnh Trâm

        🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 07/05/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Công nghệ 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm