GDCD 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Ngoài ra còn có các bài tập trắc nghiệm môn GDCD 8 đi kèm cho các em tham khảo luyện tập. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
A. Lý thuyết GDCD 8 bài 17
1. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Tài sản của nhà nước gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, thềm lục địa, vốn và tài sản của nhà nước đầu tư thuộc về các nghành kinh tế, xã hội, văn hoá....đều thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.
- Lợi ích công cộng: là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội
2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng
- Không được xâm phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng
- Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn tiết kiệm có hiệu quả..
3. Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng việc ban hành tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân
- Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1. Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8b rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ kính. Thấy thế, cả đám bỏ chạy.
Em hãy nên ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8b?
Trả lời:
Việc các bạn nam lớp 8b đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong dân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.
Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn để tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8b phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.
2. Ông Tám được giao phụ trách máy Photocopy của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài photo để tăng thêm thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.
- Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào? Sai ở điểm nào? Vì sao?
- Người quản lí tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao?
Trả lời:
- Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao
- Điểm chưa đúng của ông Tám:
+ Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lí vào mục đích bất hợp pháp (In thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi)
+ Sử dụng tài sản được nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân
- Người quản lí tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:
+ Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí
+ Không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước)
3. Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào?
Trả lời:
Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng của học sinh thể hiện qua các việc làm sau:
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp hợp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt,....
- Thực hiện đúng các nội quy của nhà trường (nội quy khi mượn sách thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm,...)
- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng
- Đấu tranh chống những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
4. Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng?
Trả lời:
- Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dựng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản Nhà nước)
- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng
5. Lực lượng dân phòng xã A đã phát hiện và bắt quả tang Hùng, Huy và Tuấn (học sinh lớp 8) đang tháo trộm ốc vít tà vẹt trên đoạn đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn xã. Trước vụ việc, có 3 luồng ý kiến khác nhau:
a. Hành vi của 3 bạn nói trên là xâm phạm tài sản của nhà nước
b. Hành vi của 3 bạn nói trên là xâm phạm lợi ích công cộng
c. Hành vi của 3 bạn nói trên là xâm phạm tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
Em đồng ý với ý kiến nào nêu trên? Tại sao?
Theo em, hành vi của 3 bạn Hùng, Huy, Tuấn có bị pháp luật xử lí hay không? Tại sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến (c). Bởi vì tài sản trên thuộc về sở hữu toàn dân và đem lại lợi ích chung cho tất cả mọi người
Hành vi của 3 bạn Hùng, Huy, Tuấn sẽ bị pháp luật xử lí vì đã phá hoại tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
B. Giải bài tập GDCD 8 bài 17
- Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 17
Câu 1: Tài sản của nhà nước gồm có?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên và khoáng sản.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 2: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là?
A. Lợi ích.
B. Lợi ích tập thể.
C. Lợi ích công cộng.
D. Lợi ích nhóm.
Đáp án: C
Câu 3: Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là?
A. Điều kiện cơ bản.
B. Điều kiện cần thiết.
C. Điều kiện tối ưu.
D. Cơ sở vật chất.
Đáp án: D
Câu 4: Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?
A. Tôn trọng và bảo vệ.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí.
C. Chiếm hữu và sử dụng.
D. Tôn trọng và khai thác.
Đáp án: A
Câu 5: Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?
A. Để phát triển kinh tế đất nước.
B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Nâng cao đời sống tinh thần.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 6: Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?
A. Phá hoại lợi ích công cộng.
B. Phá hoại tài sản của nhà nước.
C. Phá hoại tài sản.
D. Phá hoại lợi ích.
Đáp án: B
Câu 7: Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?
A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.
B. Ngăn chặn nạn phá rừng.
C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 8: Biểu hiện không bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?
A. Khai thác khoáng sản kiệt quệ.
B. Dùng mìn để đánh bắt cá ngoài biển.
C. Bán máy tính tại cơ quan làm việc lấy tiền đút túi.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 9: Đối với người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu đồng bị phạt bao nhiêu năm?
A. Từ 6 tháng đến 3 năm.
B. Từ 6 tháng đến 5 năm.
C. Từ 6 tháng đến 1 năm.
D. Từ 6 tháng đến 2 năm.
Đáp án: A
Câu 10: Mức hình phạt cao nhất đối với người có hành vi phạm tội nếu nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội là?
A. Chung thân.
B. Phạt tù.
C. Tử hình.
D. Cảnh cáo.
Đáp án: C
Câu 11: Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
B. bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương đình trệ; tài chính cạn kiệt.
C. đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
D. mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.Đáp án: D
Câu 12: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến một số quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách
A. họ có lòng yêu nước, thương dân
B. họ mong muốn nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công của kẻ thù
C. họ không có vị trí xứng đáng trong triều đìnhD. tình hình đất nước ngày một nguy khốn
Đáp án: C
Câu 13: Số lượng bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình năm 1863 đến năm 1871 là
A. 20 bản
B. 25 bản
C. 30 bảnD. 35 bản
Đáp án: C
Câu 14: Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghĩ cải cách cuối thế kỉ XIX là
A. Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc
B. Chưa xuất pháp từ cơ sở bên trong.
C. Chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
D. Vì nhiều nội dung cải cách rập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biếtĐáp án: D
Câu 15: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng theo điều nào?
A. Tại điều 76 – Hiến pháp 1992
B. Tại điều 78 – Hiến pháp 1992C. Tại điều 78 – Hiến pháp 1998
D. Tại điều 73 – Hiến pháp 1990
Đáp án: B
Câu 16: Lợi ích công cộng gắn liền với những công trình nào sau đây?
A. Đường quốc lộB. Khách sạn tư nhân
C. Phòng khám tư
D. Căn hộ của người dân
Đáp án: A
Câu 17: Tài sản nào sau đây thuộc trách nhiệm quản lí của nhà nước?
A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp
B. Phần vốn do cách doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào nước ngoàiC. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
D. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng
Đáp án: B
Câu 18: Tài sản nào sau đây thuộc sở hữu của nhân dân và do Nhà nước quản lí:
A. Đất sản xuất và đất ở
B. Tài nguyên trong lòng đất
C. Nguồn lợi thủy sản biển
D. A, B, CĐáp án: D
Câu 19: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi..............tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
A. đụng chạm đến
B. sử dụng
C. khai thác
D. xâm phạmĐáp án: D
Với nội dung bài Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng ...
Trên đây là nội dung Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Mời các bạn tham khảo thêm chuyên mục Lý thuyết Giáo dục công dân 8 và Giải bài tập GDCD 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt.