Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A. Lý thuyết GDCD 8 bài 20

1. Hiến pháp là gì?

Khái niệm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

* HP gồm 147 điều, chia làm 12 chương.

Chương I: CHXHCNVN – Chế độ chính trị: gồm 14 điều. (Từ điều 1- 14).

Chương II: Chế độ kinh tế: gồm 15 điều (điều 15- 29).

Chương III: VH-GD, KH, Công nghệ: 14 điều (điều 30- 43).

Chương IV: Bảo vệ tổ quốc XHCN: 5 điều (điều 44- 48).

Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD: 34 điều (điều 49- 82).

Chương VI: Quốc Hội: 18 điều (điều 83- 100)

Chương VII: Chủ Tịch Nước: 8 điều

(điều 101- 108)

Chương VIII: Chính phủ: 8 điều

(Đ109-117)

Chương IX:HĐND&UBND: 8 điều

(điều 118-125)

Chương X:TAND&VKSND: 15 điều (điều 126-140)

Chương XI: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh. 5 điều (đ141-145).

Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp & việc sửa đổi Hiến pháp: 2 điều (điều 146-147)

2. Luyện tập:

Bài tập 1:

Đáp án:

+ Chế độ CT: Đ 2

+ Chế độ KT: Đ 15, 23

+ VH-GD-KHCN: Đ 40

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Đ 52, 57.

+ Tổ chức bộ máy Nhà nước: Đ 101, 131

2. Nội dung Hiến pháp:

Quy định những vấn đề nền tảng những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

3. Vai trò vị trí của Hiến pháp:

- Hiến pháp Việt Nam là sự cụ thể hoá đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng

- Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Hiến pháp do quốc hội xây dựng theo trình tự thủ tục đặc biệt được qui định trong Hiến pháp

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Điều 69 trong Hiến pháp 2013 quy định:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp....

Căn cứ vào điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Chính phủ, Bộ tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây:

a. Hiến pháp

b. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

c. Luật Doanh nghiệp

d. Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng

đ. Luật thuế giá trị gia tăng

e. Luật Giáo dục

Trả lời:

Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:

- Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo dục

- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

2. Theo hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sắp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên:
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân, phòng Giáo dục và Đào tạo, Tòa an nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trả lời:

Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:

- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

- Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, Ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh

B. Giải bài tập GDCD 8 bài 20

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 20

Câu 1: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: D

Câu 2: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?

A. 11 chương, 120 điều.

B. 12 chương, 121 điều.

C. 13 chương, 122 điều.

D. 14 chương, 123 điều.

Đáp án: A

Câu 3: Người ký bản Hiến pháp là?

A. Chủ tịch Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tổng Bí thư.

D. Phó Chủ tịch Quốc Hội.

Đáp án: A

Câu 4: Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp?

A. Giống nhau.

B. Không được trùng.

C. Không được trái.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Nội dụng hiến pháp bao gồm?

A. Bản chất nhà nước.

B. Chế độ chính trị.

C. Chế độ kinh tế.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 6: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tổng Bí thư.

D. Chính phủ.

Đáp án: A

Câu 7: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?

A. Chương I.

B. Chương II.

C. Chương III.

D. Chương IV.

Đáp án: B

Câu 8: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

A. 1/3.

B. 2/3.

C. Ít nhất 1/3.

D. Ít nhất 2/3.

Đáp án: D

Câu 9: Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?

A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước.

B. Cơ quan xét xử.

C. Cơ quan kiểm sát.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?

A. 1945.

B. 1946.

C. 1947.

D. 1948.

Đáp án: B

Câu 11: Hiến pháp nước ta hiện nay được ban hành năm nào?

A. 1980

B. 1960

C. 2013

D. 1946

Đáp án: C

Câu 12: Mọi công dân đối với Hiến pháp

A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.

B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành hiến pháp, pháp luật.

C. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được

D. Phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.

Đáp án: D

Câu 13: Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sởcác quy định của hiến pháp, ......... với Hiến pháp?

A. không được trái

B. được phép trái

C. có thể trái

D. Tất cả các đáp trên đều phù hợp

Đáp án: A

Câu 14: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo?

A. Trình tự và thủ tục đặc biệt

B. Đa số

C. Luật hành chính

D. Sự hướng dẫn của chính phủ

Đáp án: A

Câu 15: Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các

A. Hoạt động

B. Văn bản

C. Ngành luật

D. Ngành kinh tế

Đáp án: C

Với nội dung bài Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về khái niệm về hiến pháp, nội dung và vai trò vị trí của hiến pháp...

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để xem lý thuyết những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết theo từng đơn vị bài học giúp các em dễ dàng theo dõi và tự học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm