Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 8 bài 10: Tự lập

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 10: Tự lập tổng hợp lý thuyết cơ bản trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8 bài 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Giải bài tập GDCD 8 bài 10

B. Lý thuyết GDCD 8 bài 10

1) Khái niệm:

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác

2) Ý nghĩa:

Người có tính tự lập thường thành công trong công việc, xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

3) Cách rèn luyện:

Học sinh rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập công việc và sinh hoạt hằng ngày

*BÀI TẬP:

1. Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày?

Trả lời:

- Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.

- Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu

- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.

- Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở

- Tự giặt quần áo

- Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn

- Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm

- Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đông ở các trường tiểu học, tham gia đội ngũ giữ gìn an toàn giao thông của trường...

2. Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tính tự lập

b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên nỗ lực phấn đấu của bản thân

c) Những thành công do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững

d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng

đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn

e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy khi khó khăn.

Trả lời:

- Em tán thành với các ý kiến: (c), (d), (đ), (e)

- Em không tán thành các ý kiến (a), (b)

Bởi vì:

- Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững được bởi vì không bao giờ và không phải lúc nào mình cũng được nâng đỡ che trở, mà mình phải tự khẳng định mình

- Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dể dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin mới vượt qua được những thử thách khó khăn.

- Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo diệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khăn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

- Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy. Ví dụ: Khi gặp một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm hay những ngày đầu lập nghiệp, mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình.

- Ý kiến (a): Nếu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả, giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy conn những nhà giầu có chỉ sống ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể thành công được.

- Ý kiến (b): Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đấu của bản thân mới được bền vững.

3. Em hãy sưu tầm và chia sẻ về tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó?

Trả lời

Nguyễn Thị Thảo sinh ra trong một hoàn cảnh thực sự éo le. Quê em ở xã Ngũ Thái huyện Thuận Thành. Gia đình em chỉ có 3 người phụ nữ: Bác em bị bệnh tâm thần, không đi lấy chồng, sống chung với mẹ con em. Còn mẹ em ốm đau quanh năm vì thấp khớp mãn tính, suy tim. Vất vả, khó khăn, bất hạnh cứ theo em từ khi em mới sinh ra trên cõi đời này, đeo đẵng trong suốt những năm tháng em bước chân đến trường.

Đi học về là em lại dành hết thời gian cho công việc chăm sóc mẹ và bác, lo nhà cửa đồng ruộng. Với 2 sào ruộng khoán một mình em cáng đáng hết mọi việc để có đồng tiền, bát gạo nuôi sống cả nhà. Còn phần thời gian ít ỏi, Thảo dành cho việc học. Thiếu sách vở, quần áo, dụng cụ học tập... chỗ ngồi học cũng rất sơ sài. Bạn bè, thầy cô ở trường THPT Thuận Thành số I biết hoàn cảnh của em đã quan tâm giúp đỡ. Nhưng sự giúp đỡ đó cũng có hạn.

Mãi khi em thi đỗ điểm cao vào trường Đại học Y Hải phòng, thì mọi người mới biết rõ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em. Các tổ chức và cá nhân đến thăm đều ái ngại cho cảnh nhà em và cảm phục nghị lực của em. Hội Khuyến học và các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và Trung ương đã kêu gọi mọi người giúp đỡ em, tạo điều kiện để em được đến trường. Hôm gặp gỡ, giao lưu với em ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh, tất cả mọi người có mặt không ai cầm được nước mắt khi em kể lại hoàn cảnh bất hạnh của gia đình mình.

Hội Khuyến học Bắc Ninh, rất nhiều doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đã dang rộng vòng tay yêu thương đối với em. Không phụ lòng yêu thương của mọi người, trong những năm học trường ĐH Y Hải Phòng, Thảo là một sinh viên chăm chỉ, điểm thi hàng năm của em luôn đạt từ 8 trở lên. Thảo cũng là một sinh viên tích cực hoạt động xã hội. Em tự nhủ phải học thật tốt để hàng năm được nhận học bổng của trường. Em còn đi làm gia sư để có tiền ăn học. Mong ước cháy bỏng của Thảo là trở thành một bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho mẹ và cho những người nghèo. Mong ước ấy của cô học trò nghèo sắp trở thành hiện thực.

Còn Nguyễn Thị Huế, một học sinh ở huyện Lương Tài lại có nỗi bất hạnh khác. Huế bị khiếm thị từ khi em 13 tuổi. Không chấp nhận sự mất mát quá lớn ấy, Huế đã vươn lên học giỏi. Hội Khuyến học đã tặng em học bổng, động viên em quyết tâm học tập. Nhân dịp Hội Khuyến học Việt Nam mở cuộc giao lưu với chủ đề “Chắp cánh ước mơ - vượt sông hồ tìm chữ” Hội Khuyến học Bắc Ninh đã cử em đi dự. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, trân trọng nghị lực học tập của em, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhận em vào học tại trường. Lần giao lưu thứ 2 của Hội Khuyến học Việt Nam, Nguyễn Thị Huế, cô học sinh khiếm thị đầy bản lĩnh của đất học Lương Tài đã là sinh viên giỏi của một trường Đại học lớn.

Người dân xã Yên Phụ, huyện Yên Phong không ai không biết về hoàn cảnh của cô học sinh Nguyễn Thị Vui. Năm 2011, em học lớp 9 trường THCS xã Yên Phụ. Ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng em đã phải gánh vác công việc nặng nề của một gia đình nghèo khó, bất hạnh. Bố mẹ em đã chia tay. Họ hàng thương 3 mẹ con em đã giúp gia đình em làm một ngôi nhà nhỏ, gọi là có chỗ chui ra chui vào. Ba mẹ con em, ba người phụ nữ sống nghèo khổ trong ngôi nhà bé nhỏ đó. Mẹ em bị bại liệt đã lâu. Mọi sinh hoạt của bà chỉ đóng khung trên chiếc giường tre ọp ẹp. Vui còn một cô em nhỏ học lớp 2. Giờ đây Vui là lao động chính trong nhà. Em lo toan mọi việc, từ chăm mẹ ốm đến chăm sóc, dạy dỗ em.

Thăm nhà em, chẳng ai cầm lòng được. Một ngôi nhà trống trơn chẳng có gì đáng giá; một người đàn bà tật nguyền suốt năm đau ốm, một cô bé mà trên đôi vai gầy đè trĩu bao công việc nặng nhọc, bao nhiêu nỗi lo toan. Vui hầu như già đi so với sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi em. Cứ tưởng bao gánh nặng đè lên cuộc đời em có thể làm em gục ngã, nhưng không! Vui vẫn đến trường, vẫn say mê học tập. Em vẫn là học sinh luôn được xếp loại khá. Em mong ước bằng con đường học hành em sẽ giúp nhà em thoát nghèo, giúp mẹ em đỡ đau đớn bệnh tật. Nhưng ước mơ ấy em biết vẫn còn xa vời lắm. Hội khuyến học đã chia sẻ nỗi bất hạnh của gia đình em, giúp em một số tiền, một thẻ bảo hiểm y tế để tạo điều kiện cho chị em em học tập. Mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp em, gia đình em vượt qua bất hạnh, đói nghèo.

Trên nhiều làng xóm của quê hương Bắc Ninh, còn có nhiều mảnh đời thanh, thiếu niên, nhiều gia đình bất hạnh vì nghèo đói, vì bệnh tật. Hội Khuyến học Bắc Ninh đã đến và sẽ đến tận nơi để chia sẻ với các em. Những học sinh mà chúng tôi tận mắt chứng kiến trên là những tấm gương về nghị lực sống, về niềm say mê học tập mà có lẽ mọi người, đặc biệt là lớp trẻ Bắc Ninh có thể lấy đó làm bài học về lẽ sống bản lĩnh sống cho mình.

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 10

Câu 1: Câu tục ngữ: Hữu thân hữu khổ nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 2: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là?

A. Trung thành.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 3: Các hoạt động thể hiện tính tự lập là?

A. Đi học đúng giờ.

B. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.

C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.

C. Tự giặt quần áo của mình.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Đối lập với tự lập là?

A. Tự tin.

B. Ích kỉ.

C. Tự chủ.

D. Ỷ lại.

Đáp án: D

Câu 6: Bạn Q học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn Q là người ỷ lại.

B. Bạn Q là người ích kỷ.

C. Bạn Q là người tự lập.

D. Bạn Q là người vô ý thức.

Đáp án: A

Câu 7: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống.

B. Mọi người kính trọng.

C. Trưởng thành hơn.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 8: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn E giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự lập.

B. E là người ỷ lại.

C. E là người tự tin.

D. E là người tự ti.

Đáp án: A

Câu 9: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Tự tin.

D. Dũng cảm.

Đáp án: A

Câu 10: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

...................

Với nội dung Giáo dục công dân 8 bài 10: Tự lập, các bạn học sinh  cần nắm vững kiến thức về khái niệm, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự lập..., từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.

Ngoài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 10: Tự lập, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm