Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 10: Tự lập
Bài tập môn GDCD lớp 8
Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 10: Tự lập được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở công đồng dân cư
Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Bài tập 1: Theo em, thế nào là tự lập?
Trả lời
Tự lập là tự làm lấy, giải quyết lấy công việc của mình, không dựa dẫm, trông chờ ỷ lại vào người khác.
Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của tính tự lập và một số biểu hiện trái với tính tự lập trong cuộc sống?
Trả lời
Một số biểu hiện của tính tự lập:
- Sự tự tin.
- Bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
- Ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên:Trong học tập, Trong công việc, Trong cuộc sống
Một số biểu hiện trái với tính tự lập:
- Hèn nhát, luôn dựa dẫm vào người khác
- Ỷ lại, không có trách nhiệm
Bài tập 3: Theo em, vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải biết tự lập?
Trả lời
Trong cuộc sống chúng ta cần phải biết tự lập vì người có tính tự lập sẽ gặt hái đuợc nhiều thành công trong công việc và cuộc sống. Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.
Bài tập 4: Để trở thành người có tính tự lập, học sinh phải rèn luyện như thế nào?
Trả lời
Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi nhỏ
- Tự lập trong học tập.
- Tự lập khi đi làm.
- Tự lập trong sinh hoạt hàng ngày
Bài tập 5: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự lập?
- Tự làm lấy mọi công việc của mình, không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác.
- Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác
- Không hợp tác với ai trong công việc.
- Luôn làm theo ý mình, không nghe ý kiến của ai cả.
Bài tập 6; Em tán thành hoặc không tán thành những ý kiến nào dưới đây vê tính tự lập?
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
A. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập. | ||
B. Chỉ những người nghèo mới cần tự lập. | ||
C. Người tự lập là người không phụ thuộc vào người khác | ||
D. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng. | ||
E. Người tự lập là người chỉ biết hoàn thành công việc của mình, không quan tâm đến công việc của người khác. | ||
G. Người tự lập luôn chủ động, dựa vào sức lực và khả năng của mình để đạt mục đích. | ||
H. Người tự lập chỉ cần thành đạt trong sự nghiệp của mình, còn những việc khác thì không cần quan tâm. | ||
I. Tính tự lập giúp ta có sức mạnh, lòng tự tin và sức sáng tạo. |
Bài tập 7: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về tính tự lập?
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- Ăn chắc mặc bền.
- C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Trả lời
Bài 5: B
Bài 6
Tán thành: A, C, D, G, I
Không tán thành: B, E, H
Bài 7: D
Bài tập 8: Hồng là con một trong gia đình, nên ở nhà Hồng không phải làm gì cả, quần áo cũng được mẹ giặt cho. Không những thế, mặc dù nhà cách trường có 2 km nhưng hôm nào bố mẹ cũng phải đưa đón Hồng đi học bằng xe máy. Thấy vậy Thuý hỏi bạn:
- Sao cậu đã là học sinh lớp 8 rồi mà vẫn không tự đi xe đạp đến trường và tự giặt quần áo được à?
Hồng hồn nhiên trả lời:
- Mình là con một mà. Bố mẹ không chăm cho mình thì còn chăm cho ai nữa. Với lại chúng mình vẫn còn nhỏ, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên thôi.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành với suy nghĩ của Hồng không? Vì sao?
2/ Nếu là Thuý, em sẽ nói gì vói Hồng?
Trả lời
1/ Em không tán thành với suy nghĩ của Hồng.
2/ Là học sinh, còn nhỏ nhưng vẫn phải có ý thức tự lập, tự làm lấy các công việc của mình và giúp đỡ cha mẹ việc nhỏ thì lớn lên mới có thể vững vàng lập nghiệp.
Bài tập 9: Năm nay lên lớp 8, Hùng cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định được nhiều việc, không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ nữa. Cuối tuần trước Hùng đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép bố mẹ. Hùng còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình mấy hôm. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Hùng nói: "Con lớn rồi, con tự lập được, bố mẹ khỏi phải lo".
Câu hỏi:
1/ Theo em, việc Hùng làm có thể hiện tính tự lập không? Vì sao?
2/ Nếu là bạn thân của Hùng, em sẽ góp ý cho Hùng như thế nào?
Trả lời
1/ Những việc làm của Hùng không phải là tự lập.
2/ Nếu là bạn thân của Hùng, em sẽ khuyên nhủ Hùng rằng là con phải theo sự hướng dẫn, quản lí của cha mẹ.
Bài tập 10: Hãy tìm những tấm gương tự lập trong cuộc sống xung quanh em, quan sát để thấy những người (hay những bạn) đó chủ động, vượt khó trong học tập và tự thu xếp cuộc sống cá nhân, gia đình như thế nào. Hãy nêu cảm nghĩ của em về một bạn có tính tự lập trong lớp em hoặc trường em (nếu có).
Trả lời
Tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".