Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Bài tập môn GDCD lớp 8
Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Bài 1: Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
Trả lời
Quyền khiếu nại là quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ, công chức nhà nước… làm trái pháp luật hoặc làm xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền tố cáo là: quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật… thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
Bài 2: Em hãy phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo; nêu ví dụ về quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
Trả lời
Phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo:
- Quyền khiếu nại: Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại, nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi bị xâm hại
- Quyền tố cáo là mọi công dân, nhằm ngăn chăn đến mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân
Bài 3: Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại và quyền tố cáo như thế nào?
Trả lời
Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản luật công dân. Khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần trung thục, khách quan, thận trọng.
Bài 4: Nhà nước và công dân có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo?
Trả lời
Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo hoặc làm hại người khác.
Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng
Bài 5: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo?
Trả lời
Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo: trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định
Bài 6: Công dân cố thể thực hiện quyền khiếu nại trong những trường hợp nào sau đây?
A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của hiệu trưởng nhà trường
B. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế,
C. Báo cho công an về một vụ cướp của.
D. Không đồng ý với quyết định tháo dỡ công trình xây dựng của Uỷ ban nhân dân huyện.
E. Không đồng ý với việc Sao Đỏ ghi tên mình vào danh sách đi học muộn.
G. Không đồng ý với việc cô giáo phê bình mình ở lớp.
H. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.
Bài 7: Công dân có thể thực hiện quvển tố cáo trong những trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện thấy người trộm cắp tài sản của người khác
B. Phát hiện thấy người buôn bán ma tuý
C. Nhìn thấy người cắt dây điện công cộng
D. Bị cảnh sát giao thông giữ xe máy vì vượt đèn đổ
E. Phát hiện thấy ổ tiêm chính ma tuý
G. Phát hiện thấy kẻ trộm lấy trộm đồ vật trong trường
H. Nhìn thấy người khác đổ rác không đúng nơi quy định.
Bài 8: Những hành vi nào sau đây thể hiện quyền khiếu nại và những hành vi nào thể hiện quyền tố cáo của công dân?
- Gửi đơn đề nghị xem xét lại quyết định kí luật của Giám đốc công ty.
- Gửi đơn bày tỏ sự không đồng ý với quyết định phạt tiền của cảnh sát giao thông.
- Báo với bảo vệ trường học về người lấy trộm tài sản của trường.
- Báo với công an về một ổ đánh bạc.
- Báo với kiểm lâm về người chặt phá rừng.
Bài 9: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo bằng cách nào? (Chọn câu trả lời đúng)
- Trực tiếp đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Nhờ người khác tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Gọi điện thoại tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Nhắn tin qua điện thoại với người có thẩm quyền.
Trả lời
Bài 6: A, B, D, H
Bài 7: A, B, C, E, G
Bài 8
Quyền khiếu nại: A, B
Quyền tố cáo: C, D, E
Bài 9: A, B
Bài 10: Chị Phương là nhân viên Công ty X. Một lần, do bị hỏng xe máy giữa đường nên chị đến cơ quan làm việc muộn hơn bình thường 2 tiếng. Trước đó, chị Phương đã gọi điện thoại báo cho Trưởng phòng, nhưng vì máy của chị hết pin giữa đường nên không liên lạc được. Giám đốc Công ty đã ra quyết định nghiêm khắc phê bình chị Phương. Chị Phương cho rằng quyết định của Giám đốc đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, chị quyết định khiếu nại quyết định này của Giám đốc.
Câu hỏi
Trong trường họp này, chị Phưong làm đon khiếu nại quyết định của Giám đốc công ty là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời
Chị Phương làm đơn khiếu nại là đúng, vì chị cho rằng quyết định kỉ luật của giám đốc là không đúng, đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị.
Bài 11: Ông K. là cán bộ thuế của huyện. Trong một lần bắt được một vụ buôn lậu hàng trốn thuế, ông đã nhận một số tiền có giá trị lớn và cho phép người buôn lậu mang hàng đi tiêu thụ. Ông T. chứng kiến việc này nhưng băn khoăn mãi: Liệu mình có thể tố cáo với cơ quan nào không?
Câu hỏi:
1/ Trong trường hợp này, ông T. có quyền tố cáo không?
2/ Nếu có, ông T. phải tố cáo đến cơ quan nào?
Trả lời
1/ Ông T có thể tố cáo
2/ Ông T có thể tố cáo với cơ quan thuế của huyện, nơi có vụ buôn lậu.