Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 18

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 18 trang 50:

a) Theo em, khi nào thì công dân có quyền khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại?

Trả lời:

- Trong các trường hợp công dân có quyền khiếu nại như: bị tước lợi ích, quyền hạn của mình, bị xâm phạm về lợi ích cá nhân hợp pháp của mình. Chẳng hạn: bị tước quyền Bầu cử khi không bị mất năng lực trách nhiệm pháp lí, bị đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động...

- Mục đích của khiếu nại là để khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị tổ chức hay cá nhân nào đó xâm hại.

b) Theo em, khi nào thì công dân có quyền tố cáo, mục đích của việc tố cáo?

Trả lời:

- Trong các trường hợp công dân có quyền tố cáo như: muốn tố giác hành vi của cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lợi ích cho cá nhân, tổ chức hay nhà nước. Ví dụ: hành vi hối hộ, tham nhũng, giết người...

- Mục đích của tố cáo là để phát hiện, ngăn chặn hành vi của cá nhân hay tổ chức nào đó đang vi phạm pháp luật, xâm hại lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.

Bài 1 trang 52 Giáo dục công dân 8: T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?

Trả lời:

- Em sẽ khuyên nhủ bạn từ bỏ con đường hút chích, khuyên bạn chia sẻ những việc này với thầy cô hoặc gia đình để họ tìm cách bảo vệ T.

- Em sẽ tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của những người xấu để pháp luật can thiệp và trừng trị thích đáng.

Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 2 trang 52: Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận không? Vì sao?

Trả lời:

Trong trường hợp này, ông Ân không có quyền khiếu nại với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. Bởi vì: người có quyền khiếu nại phải là người bị xâm hại về lợi ích.

Bài 3 trang 52 Giáo dục công dân 8: Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau:

a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

b) Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.

Trả lời:

a) Nội dung câu này đúng nhưng chưa đủ. Đầy đủ là: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.

b) Nội dung câu này hoàn toàn sai. Chính xác là: Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không những là tham gia quản lí nhà nước mà còn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.

Bài 4 trang 52 Giáo dục công dân 8: Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)

Trả lời:

So sánh

Quyền khiếu nại

Quyền tố cáo

Khác nhau

- Người có quyền khiếu nại: là người trực tiếp bị hại.

- Mục đích: khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại

- Người có quyền tố cáo là: mọi công dân.

- Mục đích: ngăn chặn, phát hiện mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Giống nhau

- Đều là quyền tự do cơ bản của công dân.

- Đều bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Đánh giá bài viết
7 1.761
Sắp xếp theo

    Giải bài tập GDCD 8 ngắn nhất

    Xem thêm