Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 8
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 4
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 5
Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 8 trang 21:
a) Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ.
Trả lời:
- Việt Nam đã đóng góp những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần quốc tế trong sáng.
- VD: Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế; Văn hóa ẩm thực ba miền; Áo dài Việt Nam...
b) Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?
Trả lời:
- Tập trung rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác như cử người đi du học nước ngoài.
- Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng như Hàn Quốc...
c) Theo em, chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, chúng ta cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới. Bởi vì, nhờ như vậy đất nước mới đi lên phát triển và bền vững được.
Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 21: Em hãy nêu một số thành tựu về kinh tế, văn hoá..., các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán tốt đẹp của một số nước mà em biết.
Trả lời:
- Singapore trở thành con rồng Châu Á.
- Thái Lan trở thành nước NICs.
- Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
- Tháp ở Pari – Pháp.
Bài 2 trang 21 Giáo dục công dân 8: Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Hãy nêu ví dụ.
Trả lời:
Chúng ta nên học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới về khoa học quản lí, khoa học công nghệ, năng lực ngoại ngữ.
Ví dụ: Nhật Bản là một nước nghèo khoáng sản nhưng lại là một nước phát triển công nghiệp thần kì nhò có những chính sách thu hút nhân tài, cử người đi nước khác học, sử dụng tiết kiệm tài nguyên...
Bài 3 trang 22 Giáo dục công dân 8: Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em và nói rõ việc học hỏi đó có gì đúng, sai. Vì sao? Hãy liên hệ bản thân xem có điều gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác và tìm biện pháp khắc phục.
Trả lời:
Học sinh tự nêu một vài việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em và nói rõ việc học hỏi đó có gì đúng, sai. Từ đó liên hệ bản thân có điều gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác và tìm biện pháp khắc phục.
Bài 4 trang 22 Giáo dục công dân 8: Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau. Toàn nói: “Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập”. Trái lại, Hoà bảo: “Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập”. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với quan điểm của Hòa. Bởi vì: Hòa đang thể hiện sự tôn trọng với tất cả các dân tộc và quốc gia. Hơn nữa, dù trình độ như thế nào thì tất cả các dân tộc đều có những điểm mà chúng ta cần hoc hỏi, rút kinh nghiệm.
Bài 5 trang 22 Giáo dục công dân 8: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây? Vì sao?
a) Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh;
b) Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới;
c) Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam;
d) Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam;
đ) Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Npm;
e) Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam;
g) Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác;
h) Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài.
Trả lời:
Em đồng ý với các ý kiến (b), (d), (h). Bởi vì, các quan điểm này thể hiện tinh thần cầu thị, sẵn sàng học hỏi, sự tôn trọng các dân tộc khác, thể hiện sự tự tôn dân tộc.