Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 2

Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 2: Liêm khiết

Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 2: Liêm khiết được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp câu hỏi tình huống trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 1 trang 8 Bài tập tình huống GDCD 8: Những hiện tượng đó cần được phân tích và giải quyết như thế nào? Những hiện tượng đó có liên quan gì đến rèn luyện tính liêm khiết hay không?

Trả lời:

Những hiện tượng trên đều là hành vi sai trái. Khi bị điểm kém, cả thầy, trò và gia đình đều phải trung thực, thẳng thắng nhìn nhận vấn đều, tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp để khắc phục tình trạng đó.

Những hiện tượng đó có liên quan đến liêm khiết. Bởi vì, hành vi gian dối, không dám nhìn vào sự thật, chạy điểm, lờ đi, biếu quà cáp sẽ làm mất đi tự trọng, sự kiêm khiết; khiến các thành viên mất đi danh dự, sự liêm khiết, không muốn phấn đấu rèn luyện sự liêm khiết.

Bài 2 trang 8 Bài tập tình huống GDCD 8: Em hãy phê phán tác hại nhiều mặt của các hiện tượng đó?

Trả lời:

Việc gian lận trong thi cử có tác hại rất nghiêm trọng. Có người cho rằng việc đó có gì là nguy hiểm, người gian lận có kết quả tốt, giáo dục có thành tích tốt nhưng thực tế sâu xa lại không phải điều hay. Trước hết nó ảnh hưởng tới toàn ngành giáo dục. Việc thiếu trung thực trong bất cứ điều gì đã không thể chấp nhận vậy còn thiếu trung thực trong thi cử thì thật sự quá nguy hiểm. Nó sẽ sản sinh ra những con người yếu kém trong nhân cách và tài năng. Thử nghĩ xem những con người gian lận không có năng lực thực sự thì khi được sắp xếp vào những vị trí công việc thật sự có thể làm được việc gì đây. Thật là một hậu quả khôn lường cho đất nước và xã hội.
Sai lầm trong xã hội sẽ không chỉ hủy hoại riêng một cá nhân nào mà nó sẽ mang đến những tai họa cho cả một thế hệ. Chúng ta chỉ cần nghĩ đơn giản một điều, một vị kỹ sư mua bằng, một tiến sĩ “học giả bằng thật”, một trưởng khoa chưa có cả bằng đại học,… thì sẽ đào tạo, dẫn dắt những người kế nghiệm mình như thế nào trong khi kiến thức họ hoàn toàn không có. Có thể có người sẽ nói rằng đừng nên vơ đũa cả nắm, hay đó chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng điều đó đã làm giảm uy tín cả một ngành giáo dục rồi. Chúng ta không thể không lên án.

Bài 3 trang 8 Bài tập tình huống GDCD 8: Em hãy phân tích nghĩa rộng của từ Liêm theo lời dạy của Bác Hồ. Em liên hệ bản thân nói riêng và học sinh chúng ta nói chung, ngay từ bây giờ, cần rèn luyện về liêm khiết như thế nào?

Trả lời:

Ta thấy có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên tham nhũng, tham địa vị, tiền tài. Việc nhận đút lót, hối lộ, dùng của công vào việc tư đang trở thành một trong những quốc nạn. Vì vậy, thực hành liêm khiết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc cần hơn bao giờ hết. Người đã chỉ ra rằng: “Để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên trên”. Nghĩa là, cán bộ phải gương mẫu thực hành liêm khiết trong cuộc sống, trong thi hành công vụ. “Quan tham vì dân dại”, nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù không liêm cũng phải hóa ra liêm. Nhân dân phải biết kiểm soát cán bộ, giúp cán bộ thực hiện liêm. Pháp luật phải nghiêm khắc, thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, không phân biệt kẻ đó có chức tước, địa vị to hay nhỏ.

Liên hệ bản thân em, để rèn luyện chữ Liêm, em phải cố gắng học tập và lao động tốt, cố gắng tự mình nỗ lực vượt qua, không nhờ cậy, đút lót, hối lộ hay chặng bằng, chạy cấp, thực hiện lối sống trong sạch, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Ngoài các bài Giải bài tập tình huống GDCD 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Giải bài tập GDCD lớp 8 (ngắn nhất), Giải SBT GDCD 8, Giải bài tập GDCD 8

Đánh giá bài viết
2 2.326
Sắp xếp theo

    Giải bài tập tình huống GDCD 8

    Xem thêm