Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 20
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 16
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 17
Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 20 trang 55:
a) Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hoá Điều 37 của Hiến pháp.
Trả lời:
Ngoài Điều 6 đã nêu trong phần đặt vấn đề, có Điều 8 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe:Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
b) Từ Điều 37, Điều 119 của Hiến pháp và các điều Luật trên, em có nhận xét gì vé mối quan hệ giữa Hiến pháp với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình?
Trả lời:
Giữa Hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp Hiến pháp và cụ thể hóa Hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật.
Ví dụ minh họa:
Bài 12:
- Hiến pháp năm 1992: Điều 64
- Luật Hôn nhân và Gia đình: Điều 2
Bài 16:
- Hiến pháp năm 1992: Điều 58
- Bộ luật Dân sự: Điều 175
Bài 17:
- Hiến pháp năm 1992: Điều 17, 18
- Bộ luật Hình sự: Điều 144
Bài 18:
- Hiến pháp năm 1992: Điều 74
- Luật khiếu nại, tố cáo: Điều 4, 30, 31, 33
Bài 19:
- Hiến pháp năm 1992: Điều 69
- Luật Báo chí: Điều 2
Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 56: 1. Dưới đây là một số điều trong Hiến pháp năm 2013, em hãy sắp xếp các điều theo từng lĩnh vực: Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế; Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 16 (trích). Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 50 (trích). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Điều 58 (trích). Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 32 (trích). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia,tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 2 (trích) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức....
Điều 102 (trích). Tòa àn nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 86. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
Trả lời:
Thứ tự đúng là:
Chế độ chính trị: Điều 2
Chế độ kinh tế: Điều 50, Điều 32
Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ: Điều 58
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 16, Điều 33
Tổ chức bộ máy nhà nước: Điều 86, Điều 102
Bài 2 trang 56 Giáo dục công dân 8: Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 qui định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây:
a) Hiến pháp.
b) Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
c) Luật Doanh nghiệp.
d) Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng.
đ) Luật thuế giá trị gia tăng.
e) Luật Giáo dục
Trả lời:
Cơ quan có thẩm quyền ban hành Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật, thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo dục là: Quốc hội.
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng là: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bài 3 trang 57 Giáo dục công dân 8: Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên:
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trả lời:
Thứ tự sắp xếp đúng là:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh
- Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan xét xử: Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh.
- Cơ quan kiểm sát: Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.