Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Bài tập môn GDCD lớp 8

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 4: Giữ chữ tín

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 5: Pháp luật và kỷ luật

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tình bạn?

Trả lời

Là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều ngời. Trên cơ sở:

  • Hợp nhau về tính tình, sở thích.
  • Chung xu hớng hoạt động, cùng lí tởng sống.

Bài tập 2: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm cơ bản nào?

Trả lời

Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm cơ bản:

  • Phù hợp về quan niệm sống - bình đẳng tôn trọng lẫn nhau
  • Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau
  • Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

Bài tập 3: Theo em, tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và xã hội?

Trả lời

  • Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con ngời sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn.
  • Tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
  • Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ cả 2 phía.

Bài tập 4: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, mỗi người phải làm gì?

Trả lời

Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, mỗi người phải:

  • Có thiện chí.
  • Hai bên cùng cố gắng.
  • Luôn cư xử đúng mực.

Bài tập 5: Theo em, câu nào dưới đây nói về biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh?

  1. Thường xuyên tụ tập cùng nhóm bạn vui chơi, ăn uống.
  2. Buộc bạn mình phải có sở thích giống mình,
  3. Bênh vực, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp
  4. Luôn có nhau khi vui cũng như khi buồn.

Bài tập 6: Những cách cư xử trong quan hệ với bạn khác giới dưới đây là đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Cách cư xử

Đúng

Sai

A. Tôn trọng đặc điểm giới tính của bạn.

B. Đòi hỏi sự quan tâm quá mức của bạn.

C. Có cử chỉ lịch sự, tế nhị.

D. Không lợi dụng tình cảm của bạn.

E. Không chú ý đến đặc điểm giới tính của mình cũng như của bạn.

G. Không tuỳ tiện, suồng sã trong giao tiếp.

H. Có cử chỉ, tác phong giống như bạn khác giới.

Bài tập 7: Em tán thành cách ứng xử nào dưới đây trong quan hệ với bạn khác giớ?

  1. Cư xử tự nhiên, không cần giữ gìn ý tứ
  2. Vô tư, coi bạn là người cùng giới với mình
  3. Giữ một khoảng cách nhất định trong quan hệ và giao tiếp.
  4. Chiều theo mọi yêu cầu của bạn.

Trả lời

Câu 5: D

Câu 6

Đúng: A, C, D, G

Sai: B, E, H

Câu 7: C

Bài tập 8: Nhóm bạn của Hoan có 7 bạn cả nam lẫn nữ, cùng chơi với nhau từ hồi lớp 7. Các bạn trong nhóm rất quan tâm đến nhau, có gì cũng chia sẻ, không có sự phân biệt đối xử nên rất vui và thoải mái. Ngoài giờ học, thỉnh thoảng các bạn rủ nhau ra công viên, đi thăm các danh lam thắng cảnh... Hoan rất quý và tin các bạn. Em cũng tự hào về tình bạn của mình.

Câu hỏi.

Vì sao Hoan tự hào về tình bạn của mình?

Trả lời

Hoan hoàn toàn có thể tự hào về tình bạn của mình, vì tình bạn của Hoan và các bạn rất trong sáng. Các bạn biết quan tâm chia sẻ với nhau. Cùng nhau cố gắng trong học tập, thỉnh thoảng các bạn rủ nhau đi công viên, đi thăm danh lam thắng cảnh sẽ gắn kết tình cảm bạn bè, cùng nhau học thêm được nhiều điều mới lạ.

Bài tập 9: Lê và Hà đang tranh luận với nhau. Lê cho rằng đã là bạn bè thì cần phải bỏ qua mọi sai lầm, thiếu sót của nhau, như vậy mới giữ được tình bạn lâu bền. Trái lại, Hà nói: Bỏ qua hoặc che giấu khuyết điểm của bạn là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và chính là hại bạn.

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến của bạn nào? Vì sao?

2/ Hãy nêu suy nghĩ của em về bổn phận của mình đối với bạn bè.

Trả lời

1/ Tán thành ý kiến của Hà vì bạn bè phải biết quan tâm giúp đỡ nhau tiến bộ, có trách nhiệm với nhau

2/ Em nghĩ em cần phải quan tâm giúp đỡ các bạn nhiều hơn, cùng nhau cố gắng làm bài tập, cùng nhau chia sẻ những chuyện buồn vui, giúp đỡ cùng tiến bộ.

Bài tập 10: Khi còn học ở trung học cơ sở, lớp của Mi rất vui vì các bạn rất đoàn kết, cả lớp thường xuyên đi chơi với nhau. Nhưng rồi khi chuyển cấp, cả lớp rất buồn và hoang mang vì lớp có 51 bạn mà chỉ có 12 bạn đủ tiêu chuẩn vào trường công lập. Số còn lại phải học trường dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc ở nhà. Không phải vì các bạn lớp Mi không thông minh mà vì các bạn không chú ý tới chuyện học hành nên kiến thức bị hổng.

Câu hỏi:

Chúng ta cần rút ra bài học gì qua tình huống trên?

Trả lời

Bài học rút ra: Vui chơi đoàn kết là tốt, nhưng phải giúp nhau thực hiện nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập tốt.

Bài tập 11: Nhà Thuỷ nghèo, hằng ngày Thuỷ phải mặc bộ quần áo duy nhất tới trường, đôi khi quần áo không được phẳng phiu hoặc trên quần áo có vết bẩn. Một số bạn trong lớp hay nói ra nói vào, trêu chọc Thuỷ, nào là: "Nhà cậu bán đồng nát à?" hoặc "Sao lại mặc quần áo ngủ đi học thế kia?". Nhiều lần Thuỷ đã phải rơm rớm nước mắt tủi thân vì sự thiệt thòi của mình lại bị các bạn đem ra làm trò cười.

Câu hỏi:

1/ Em hãy nhận xét cách cư xử với bạn bè của một số bạn ở lớp Thuỷ.

2/ Theo em, cách cư xử ấy có hại gì?

3/ Em hãy tìm lời góp ý cho những bạn đó và cho Thuỷ.

Trả lời

1/ Cách cư xử của bạn bè của một số bạn trong lớp bạn Thủy như vậy là không đúng.

2/ Là bạn phải hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của nhau. Việc trêu chọc có thể làm bạn tủi thân, mặc cảm, xa rời tập thể.

3/ Em sẽ khuyên các bạn không nên trêu trọc bạn Thủy nữa. Phải thông cảm với bạn hơn, giúp đỡ bạn khi có thể.

Em sẽ khuyên bạn Thủy không nên buồn nữa, và em sẽ giúp bạn Thủy nhiều hơn.

Bài tập 12: Hồi lớp 7, Vân chơi thân với một bạn trai ở lớp tên là Tuấn. Tinh bạn của hai người hoàn toàn vô tư, trong sáng. Vậy mà nhiều bạn lại xì xào sau lưng Vân: "Làm gì có chuyện bạn khác giới mà lại chơi vô tư!", khiến hai bạn mất tự nhiên và Vân ngại không muốn chơi với Tuấn nữa.

Câu hỏi:

1/ Theo em, suy nghĩ của các bạn ở lớp Vân có đúng không? Vì sao?

2/ Tuấn nên làm thế nào để giữ được tình bạn trong sáng với Vân?

Trả lời

1/ Suy nghĩ của một số bạn là không đúng, giữa nam và nữ vẫn có thể xây dựng được tình bạn trong sáng, vô tư nếu biết tôn trọng nhau và giữ thái độ, cách cư xử đúng mực.

2/ Tuấn nên giúp đỡ Vân nhiều hơn, với tình bạn trong sách lành mạnh.

Bài tập 13: Mẹ Na mới mua cho Na một chiếc xe đạp để đi học. Kể từ khi Na có xe mới, ngày nào Quy - cô bạn cùng lớp, cũng đi học cùng Na, và Na rất vui được chở bạn trên chiếc xe đạp của mình. Nhiều bạn ở lớp thấy thế cho rằng Quy và Na thân nhau và ca ngợi tình cảm tốt đẹp giữa hai bạn. Nhưng khi tâm sự với một số bạn, Quy nói: "Thân gì đâu, tớ cũng chẳng thích gì cái Na, chẳng qua tớ hay đi với nó để được nó chở đi học thôi !"

Câu hỏi:

1/ Em suy nghĩ gì về tình bạn của Quy và Na trong trường hợp trên?

2/ Em sẽ góp ý cho Quy như thế nào?

3/ Hãy kể một số trường hợp quan hệ tình bạn kiểu vụ lợi, thiếu chân thành mà em biết?

Trả lời

1/ Tình bạn của Quy và Na là tình bạn không trong sáng, lành mạnh.

2/ Quy là người thiếu chân thành và vụ lợi trong quan hệ tình bạn. Quy không nên lợi dụng bạn, phải chân thành, quý mến, giúp đỡ bạn trong cuộc sống thì mới là người bạn tốt.

Bài tập 14: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói vể tình bạn?

Trả lời

Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói vể tình bạn:

  • Học thầy không tày học bạn
  • Thêm bạn, bớt thù
  • Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 8

    Xem thêm