Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 4
Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 4: Giữ chữ tín
Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 4: Giữ chữ tín được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp câu hỏi tình huống trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu dưới đây
Bài 1 trang 12 Bài tập tình huống GDCD 8: Em hãy lấy ví dụ mà em biết. Em phân tích lòng tin giữ những người buôn bán với nhau trong bài ca dao trên, dẫn ra những ý đối lập giữa tin và mất lòng tin, đồng thời thấy được tác hại khi không có lòng tin, đồng thời thấy được tác hại khi không có niềm tin. Lời khuyên đạo đức của bài ca dao trên được em hiểu như thế nào?
Trả lời:
VÍ DỤ: Một công ty sữa lớn nhất nhì Trung Quốc như Sanlu (Tam Lộc), chỉ trong vòng 3 tháng đã phá sản và các lãnh đạo lao đao vì tù tội cũng chỉ vì lòng tin của người tiêu dùng vào công ty không còn nữa sau khủng hoảng melamine.
Lòng tin: Tin nhau mới buôn bán cùng nhau.
Mất niềm tin: Lừa đảo kiếm lời, gian tham, phe phôi thật giả, của phi nghĩa không giàu được.
Lời khuyên đạo đức của câu ca dao trên nói lên chữ tín trong kinh doanh. Một khi đã mất, sẽ không thể hợp tác được, mất uy tín, mất tiếng nói và danh dự. Vì vậy, của ngay thẳng mới bền được, cố sao giữ cho được chữ tín.
Bài 2 trang 13 Bài tập tình huống GDCD 8: Cách xử lí của em với những tình huống không giữ chữ tín trong lớp học?
Trả lời:
Ở lớp em, có những hành vi thiếu chữ tín như: Mượn bút, sách, vở không trả, làm mất hoặc cho người khác mượn.
Cách xử lí của em là không cho bạn mượn nữa, giải thích và khuyên bảo bạn đó là hành vi sai trái để bạn hiểu và không làm nữa.
Bài 3 trang 13 Bài tập tình huống GDCD 8: Mức độ về tôn trọng “chữ tín” của Qúy Trát có gì khác thường? Em đánh giá thế nào về “chữ tín” của Qúy Trát?
Trả lời:
Mức độ tôn trọng chữ tín của Qúy Trát rất khác thường. Dù ông chưa nói thành lời hứa, chỉ là trong suy nghĩ thôi, nhưng ông cũng đã thực hiện lời hứa đó. Đây là một hành vi có ý thức, trách nhiệm, biết giữ chữ tín.
Bài 4 trang 13 Bài tập tình huống GDCD 8: Em tán thành với ý kiến nào và không tán thành với ý kiến nào? Tại sao?
Trả lời:
Em tán thành với 2 ý kiến: “Nhưng tới đúng hẹn vẫn hơn”, và “Không sợ mệt, mà sợ thất tín, thất lễ”. Em không tán thành với các ý kiến còn lại, bởi vì một lần bất tín vạn lần bất tin, việc ông lão thực hiện lời hứa không chỉ đáng trân trọng mà còn là lối ứng xử đẹp, tôn trọng mình và tôn trọng lời hứa của mình.
Ngoài các bài Giải bài tập tình huống GDCD 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Giải bài tập GDCD lớp 8 (ngắn nhất), Giải SBT GDCD 8, Giải bài tập GDCD 8