Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 3

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 3 trang 9:

a) Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

Trả lời:

- Mai luôn lễ phép, sống chan hòa, cởi mở và tôn trọng người khác.

- Hải luôn tôn trọng màu da, tôn trọng nguồn gốc của mình, tự hào vì điều đó.

- Quân và Hùng không tôn trọng thầy giáo và các bạn.

b) Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phê phán? Vì sao?

Trả lời:

Hành vi đáng để chúng ta học tập là hành vi của Mai và Hải. Đây là hành vi thể hiện sự chan hòa, cởi mở, tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác.

Hành vi đáng lên án, phê phán là hành vi của Quân và Hùng. Đây là hành vi không tôn trọng những người xung quanh, sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 10: Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a) Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện;

b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh;

c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học;

d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang;

đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya;

e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật;

g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh;

h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó;

i) Lắng nghe ý kiến của mọi người;

k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình;

l) Bắt nạt người yếu hơn mình;

m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh;

n) Vứt rác ở nơi công cộng;

o) Đổ lỗi cho người khác.

Trả lời:

Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác là: (a), (i). Vì những hành vi này, thể hiện sự tôn trọng, biết suy nghĩ đến người khác, tôn trọng tập thể.

Bài 2 trang 10 Giáo dục công dân 8: Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình;

b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác;

c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến a. Bởi vì, đây là quan điểm sai lầm, việc tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.

Em đồng ý với ý kiến b. Bởi vì, sự tôn trọng phải bắt nguồn từ cả 2 phía, không nên trông chờ vào người khác mà chính bản thân mình phải thể hiện sự tôn trọng người khác.

Em đồng ý với ý kiến c. Tôn trọng người khác cũng là tự tôn trọng suy nghĩ, sự khác biệt của chính mình.

Bài 3 trang 10 Giáo dục công dân 8: Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo...).

b) Ở nhà (trong quan hộ với ông bà, bố mẹ, anh chị em...).

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng...

Trả lời:

- Ở trường: chào hỏi, lễ phép với thầy cô, tôn trọng bạn bè; làm bài nghiêm túc, không mất trật tự trong giờ...

- Ở nhà: đi thưa, về gửi; không hỗn, biết kính trên, nhường dưới; nhường nhin, thương yêu với em...

- Ở ngoài đường, nơi công cộng: đi nhẹ, nói khẽ, không hút thuốc nơi đông người, không vứt rác bừa bãi...

Bài 4 trang 10 Giáo dục công dân 8: Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.

Trả lời:

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Chim khôn kêu tiếng rãnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

- Kính lão đắc thọ

- Kính trên, nhường dưới

- Trọng thầy mới được làm thầy

- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập GDCD 8 ngắn nhất

    Xem thêm