Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội

Bài tập môn GDCD lớp 8

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 12: Quyền và nghĩ vụ của công dân trong gia đinh

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Bài 1: Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Hãy kể tên một số tộ nạn.xã hội mà em biết?

Trả lời

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

Có nhiều tệ nạn, nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm.

Bài 2: Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?

Trả lời

Tệ nạn xã hội có tác hại đối với xã hội

  • Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội.
  • Suy thoái giống nòi.
  • Mất trật tự an toàn xã hội (cướp của, giết người)

Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình

  • Kinh tế cạn kiệt, ảnh hởng đến đời sống vật chất và tinh thần.
  • Gia đình bị tan vỡ.

Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân:

  • Huỷ hoại sức khoẻ, dẫn đến cái chết.
  • Sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức của con người.
  • Vi phạm pháp luật.

Bài 3: Pháp luật nước ta quy định thế nào về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trả lời

Pháp luật nước ta quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội:

  • Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
  • Nghiêm cấm sản xuất, tàng trử, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma túy.
  • Người nghiện buộc phải đi cai nghiện.
  • Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.

Bài 4: Công dân có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trả lời

Trách nhiệm của công dân: sống giản dị, lành mạnh, biết dữ mình tuân theo các quy định của Pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.

Bài 5: Ý kiến nào đúng nhất trong các ý kiến sau đây?

  1. Tệ nạn nào cũng gây hậu quả xấu cho xã hội.
  2. Có tệ nạn chỉ ảnh hưởng xấu cho cá nhân, nhưng không gây hậu quả xấu cho xã hội.
  3. Có tệ nạn chỉ gây hậu quả xấu cho xã hội, nhưng lại không gây ảnh hưởng xấu cho cá nhân.
  4. Có tệ nạn gây ảnh hưởng xấu cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng gì đến cá nhân.

Bài 6: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

  1. Người nghiện ma tuý và đánh bạc vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức.
  2. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.
  3. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
  4. Người mắc tệ nạn cờ bạc chỉ vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức.
  5. Tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm chuẩn mực đạo đức và vi phạm pháp luật.

Bài 7. Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

  1. Tệ nạn ma tuý và cờ bạc hiện nay là hiện tượng bình thường trong xã hội, không có gì đáng phải lo ngại.
  2. Chỉ cần mình không nghiện ma tuý là được, còn bạn bè, người thân trong gia đình có nghiện cũng không sao.
  3. Thấy người khác tiêm chích ma tuý thì nên lờ đi, không nên báo với công an.
  4. Tệ nạn ma tuý và cờ bạc hiện nay là hiện tượng không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.

Bài 8: Những ý kiến nào dưới đây là đúng với quy đinh của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Cấm mọi hành vi mại dâm

B. Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc

C. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý

D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý

E. Cấm trẻ em uống rượu, nhưng không cấm trẻ em hút thuốc

G. Nghiêm cấm nghiện ngập ma tuý

Trả lời

Bài 5: A

Bài 6: A, E

Bài 7

Đồng ý : D không đồng ý: A, B, C

Bài 8: A, B, G

Bài 9: Là con một trong gia đình nên Quân được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Từ khi học lớp 6, mỗi khi Quân xin tiền để tiêu xài là bố mẹ đều đáp ứng ngay mà không cần biết Quân dùng tiền đó vào việc gì. Bị mấy đứa xấu rủ rê, Quân đã sa vào tệ nạn tiêm chích ma tuý, đến khi trở thành con nghiện thì bố mẹ mới biết.

Câu hỏi:

1/ Theo em, vì sao Quăn trở thành con nghiện ma tuý?

2/ Theo em, gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý?

Trả lời

Quân không tự rèn luyện, không tự chủ được trong các tình huống xấu nên bị sa ngã vào tệ nạn. Việc Quân trở thành con nghiện cũng một phần thuộc về trách nhiệm của cha mẹ đã thiếu quan tâm giáo dục con mình.

Bài 10: Ở gần nhà Trung có quán nước của bà Miên, nơi mà một số thanh thiếu niên vẫn thường tụ tập để chơi bài ăn tiền. Trung ra xem, rồi chơi thử mấy lần, sau thấy ham mê đến nỗi bỏ cả học hành để chơi. Chơi bài, có lúc Trung được, nhưng có lúc lại thua to nên thành con nợ mà không biết lấy tiền ở đâu ra đê trả. Trung nghĩ đến chuyện đi ăn cắp vặt để lấy tiền đánh bài, khi thì chiếc quạt bàn, khi nồi cơm điện của nhà hàng xóm,... Thế là Trung đã vài lần lấy cắp của mấy gia đình trong xóm.

Câu hỏi:

1/ Theo em, bà Miên có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?

2/ Nếu Trung là bạn của em, em sẽ làm gì trong trường họp này?

Trả lời

1/ Bà Miên không vi phạm pháp luật mà Trung đã vi phạm pháp luật: chơi bài ăn tiền; trộm cáp tài sản của người khác

2/ Nếu Trung là bạn của em thì em sẽ khuyên Trung không đến quán nước bà Miên nữa mà chăm chỉ đi học, không xa ngã đánh bài ăn cắp ăn trộm nữa.

Bài 11: Phạm Văn M. vừa bị công an bắt vì đã vận chuyển 30 gam hêrôin và 200 viên thuốc lắc. M. cho rằng công an bắt mình là không đúng pháp luật, vì pháp luật chỉ cấm hành vi buôn bán, sử dụng ma tuý mà không cấm hành vi vận chuyển ma tuý.

Câu hỏi

1/ Theo em, M. có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

2/ Pháp luật nước ta cấm những hành vi nào liên quan đến ma tuý?

Trả lời

M đã vi phạm pháp luật, cụ thể là phạm tội theo khoán 3, Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý.

Bài 12: Em sẽ làm gì nếu biết về một hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội ở khu dân cư, ở trường hoặc ở lớp?

  1. Làm ngơ, coi như không biết
  2. Báo cho công an xã (phường, thị trấn)
  3. Phản ánh cho bố mẹ, thầy cô giáo

Trả lời

Làm theo phương án B và C

Đánh giá bài viết
7 3.839
Sắp xếp theo

    Giải SBT GDCD 8

    Xem thêm