Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 1
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời Gợi ý Giáo dục công dân 8 Bài 1 trang 4:
a) Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên?
Trả lời:
Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ: Là biểu hiện rõ nét của sự liêm khiết, minh bạch, chí công vô tư.
b) Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?
Trả lời:
Cách xử sự trên có điểm chung là không màng danh lợi, không vụ lợi cá nhân, tất cả vì lợi ích của tập thể, minh bạch, rõ ràng. Nhờ vậy, cả 3 nhân vật trên đều nhận được sự tôn trọng, tin tưởng, ngưỡng mộ của mọi người.
c) Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
Trả lời:
Trong mọi điều kiện, theo em việc học tập những tấm gương đó luôn luôn phù hợp. Bởi lẽ, nhờ học tập và làm theo cách sống đó thì xã hội mới ổn định, trong sạch, vững mạnh được.
Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 4: Theo em, những hành vi nào sau đây thê hiện tính không liêm khiết? Vì sao?
a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình;
b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích;
c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc;
d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình;
đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn;
e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi;
g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.
Trả lời:
Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết. Bởi vì, những hành vi này là thể hiện sự vụ lợi, ích kỉ, chỉ nghĩ lợi ích của bản thân.
Bài 2 trang 5 Giáo dục công dân 8: Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao?
a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.
b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.
Trả lời:
Em không tán thành với những việc làm: a, c. Đây là những việc làm nhu nhược, không biết vươn lên, không biết vượt khó, chỉ vì tiền, vì điểm mà bất chấp danh dự, nhân phẩm và đạo đức của mình.
Bài 3 trang 5 Giáo dục công dân 8: Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết.
Trả lời:
Vào ngày 18/07/2009, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Diệu tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là chị Tống Thị Oanh đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.
Bài 4 trang 5 Giáo dục công dân 8: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?
Trả lời:
Để rèn luyện trở thành người kiêm khiết em cần rèn luyện tính: trung thực, kiên trì, chịu khó, sống chan hòa, giản dị, yêu thương…
Bài 5 trang 5 Giáo dục công dân 8: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết.
Trả lời:
- Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời; làm có khiến.
- Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!
Tư cách trang đài, do biết nghĩ
Kín đáo, sạch sẽ “Tướng thật sang”
Bài 6 trang 5 Giáo dục công dân 8: Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
Trả lời:
Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần:
- Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, kỉ luật.
- Biết lắng nghe, biết phê bình và tự phê bình.
- Sống trung thực, liêm khiết, thật thà.
- Biết phân biệt đúng sai, đấu tranh cho lẽ phải.