Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài tập môn GDCD lớp 8

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Giải bài tập SBT GDCD lớp 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 1: Em hiểu thế nào là pháp luật?

Trả lời

Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Bài 2: Pháp luật có những đặc điểm gì?

Trả lời

Các đặc điểm của pháp luật:

  • Tính quy phạm phổ biến.
  • Tính xác định chặt chẽ.
  • Tính bắt buộc (cưỡng chế).

Bài 3: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của những giai cấp nào trong xã hội?

Trả lời

Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bài 4: Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?

Trả lời

Pháp luật có những vai trò:

  • Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước.
  • Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
  • Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

Bài 5: Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải làm gì?

Trả lời

  • Công dân được tự do kinh doanh tất cả các mặt hàng mà nhà nước không cấm
  • Công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế
  • Công dân có quyền học tập dưới mọi hình thức.

Bài 6: Theo em, khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. Pháp luật chỉ cần thiết đối với cán bộ, công chức nhà nước.
  2. Pháp luật chỉ cần thiết đối với các cơ quan nhà nước,
  3. C. Pháp luật cần thiết đối với mọi công dân.
  4. Pháp luật chỉ cần thiết để trừng trị những hành vi vi phạm.

Bài 7: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật?

  1. Không có pháp luật, Nhà nước vẫn quản lí được xã hội.
  2. Không có pháp luật, Nhà nước có thể quản lí được xã hội những kém hơn.
  3. Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, trật tự an ninh không được bảo đảm.
  4. Không có pháp luật vẫn có thể giữ được trật tự, an toàn xã hội.

Bài 8: Những ý kiến nào dưới đây là đúng?

  1. Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành.
  2. Pháp luật do Nhà nước và các tổ chức xã hội ban hành.
  3. Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành pháp luật.
  4. Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành pháp luật.
  5. Tất cả cán bộ, công chức nhà nước ở Trung ương đều có quyền ban hành pháp luật.

Bài 9: Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là văn bản pháp luật?

A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

B. Điều lệ công ty

C. Nội quy nhà trường

D. Bộ luật Hình sự

E. Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng

G. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

H. Nội quy cơ quan

I. Luật Giáo dục

Trả lời

Bài 6: C

Bài 7: C

Bài 8: A,C

Bài 9: D, E, G, I

Bài 10: Sau mỗi buổi học, người ta thấy học sinh của trường trung học cơ sở X. cứ đi xe đạp hàng ba, hàng bốn trên đường phố từ trường về các ngả đường. Đã thế, nhiều bạn học sinh còn phóng xe vượt cả đèn đỏ ở các ngã tư giao thông. Thấy vậy, một số bạn cho rằng: "Đi xe đạp như vậy là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ”. Một số bạn khác lại cho rằng: "Đường phố vắng người thì dàn xe đi hàng ba, hàng bốn có sao đâu. Không phải bao giờ pháp luật cũng bắt buộc mình đi đúng làn đường quy định, phải có ngoại lệ chứ".

Câu hỏi

Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời

Đi xe dàn hàng ngang là vi phạm pháp luật. Pháp luật không có ngoại lệ cho trường hợp đường vắng người.

Bài 11: Hoa hỏi Hường :

- Hình như pháp luật chỉ bắt buộc đối với người dân bình thường, không bắt buộc đối với những cán bộ có chức quyền cao trong cơ quan nhà nước, phải không?

Hường:

- Theo tớ, pháp luật bắt buộc đối với mọi người, nhưng chỉ bắt buộc trong trường hợp vi phạm thôi.

Hoa: ???

Câu hỏi

Em có thể nói gì qua ý kiến của Hoa và Hường?

Trả lời

Hoa và Hương đều nói không đúng. Pháp luật bắt buộc đối với tất cả mọi người và trong mọi trường hợp.

Bài 12: Trong cuộc sống, em thấy mình và gia đình mình có cần đến pháp luật không? Nêu ví dụ về sự cần thiết của pháp luật đối với em và gia đình.

Trả lời

Em thấy em và gia đình em rất cần đến pháp luật. Ví dụ như tham gia giao thông, các quy định trong việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, phần đường dành cho người đi bộ. Các thủ tục hành chính ở xã phường: xin dấu đỏ, công chứng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT GDCD 8

    Xem thêm