GDCD 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Lý thuyết GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Lý thuyết GDCD 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo tổng hợp lý thuyết cơ bản trong chương trình Giáo dục công dân 8 bài 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt môn Giáo dục công dân 8 bài 11.

A. Giải bài tập GDCD 8 bài 11

B. Lý thuyết GDCD 8 bài 11

1) Khái niệm:

- Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.

- Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.

2) Ý nghĩa:

Lao động tự giác

và sáng tạo giúp ta tiếp thu kiến thức kĩ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân được hoàn thiện phát triển không ngừng, chất lượng hiệu quả học tập lao động sẽ ngày càng nâng cao.

3) Cách rèn luyện:

Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập

* BÀI TẬP:

1. Hãy nêu những biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết?

Trả lời:

- Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo

+ Tự giác học tập, làm bài tập

+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường

+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân

+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động

+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm

- Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo

+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả

+ Ngại khó, ngại khổ

+ Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ

+ Thiếu trách nhiệm với bản thân, xã hội, gia đình

2. Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập?

Trả lời:

- Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trở thành con người lười biếng, cẩu thả, tùy tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút

3. Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo?

Trả lời:

Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.

4. Có quan điểm cho rằng: Chỉ có rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với quan điểm đó. Vi sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập, lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

5. Giữa tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

- Tự giác là điều kiện để con người sáng tạo trong học tập, lao động. Tự giác sẽ giúp chúng ta vui vẻ, nhiệt tình, tự tin, say mê,... để sáng tạo trong lao động, học tập.

- Óc sáng tạo tạo ra những niềm vui, niềm đam mê thúc đẩy con người tự giác hăng hái say lao động, học tập. Sự sáng tạo giúp con người phát hiện, khám phá nhiều cách thức giải quyết công việc, cách thức để vượt qua khó khăn, thử thách trong lao động, học tập,.......

6. Bạn Bình bị ốm, phải mởi bác sĩ tới khám bệnh. Khám bệnh xong, bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc kèm theo lời dặn một ngày uống thuốc hai lần, mỗi lần 1 viên trước bữa ăn chính. Tuy nhiên sau đó Bình đã uống thuốc 3 lần một ngày, mỗi lẫn uống 2 viên. Hương hỏi tại sao Bình không thuốc theo đơn và lời dặn của bác sĩ. Bình cười: "Uống theo đơn của bác sĩ là không sáng tạo và lâu khỏi bệnh, uống nhiều thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn."

- Em có đồng ý với Bình hay không? Tại sao?

- Nếu là Hương thì em sẽ nói gì với Bình?

Trả lời:

Em không đồng ý với Bình. Bởi vì đó không phải là sự sáng tạo mà là sự liều lĩnh, coi thường những chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, việc uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong điều trị bệnh tật.

Nếu là Hương, em sẽ giải thích cho Bình hiểu rằng không phải bất cứ việc làm khác đi so với sự chỉ dẫn nào cũng là sáng tạo. Sáng tạo là không ngừng cải tiến để làm ra cái mới nhưng phải mang lại chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 11

Câu 1: Câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?

A. Lao động sáng tạo.

B. Trung thực.

C. Lao động tự giác.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 2: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài được gọi là?

A. Lao động.

B. Lao động tự giác.

C. Tự lập.

D. Lao động sáng tạo.

Đáp án: B

Câu 3: Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là?

A. Đi làm đúng giờ.

B. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

C. Giúp bố mẹ nấu cơm, quét dọn nhà cửa.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Các hoạt động thể hiện lao động sáng tạo là?

A. Đổi mới phương pháp học tập

B. Học trên mạng.

C. Học thông qua bài hát tiếng anh.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là?

A. Lao động tự giác.

B. Lao động sáng tạo.

C. Lao động.

D. Sáng tạo.

Đáp án: B

Câu 6: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động nói đến?

A. Lao động sáng tạo.

B. Lao động tự giác.

C. Lao động.

D. Sáng tạo.

Đáp án: A

Câu 7: Lao động gồm có những loại nào?

A. Lao động trí óc và lao động chân tay.

B. Lao động chân tay và lao động thân thể.

C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

D. Lao động chân tay và lao động trừu tượng.

Đáp án: A

Câu 8: Trước đây A thường học bằng cách ghi ra sách vở rồi đọc lại cho thuộc, từ khi mẹ mua cho máy tính, A sử dụng máy tính để học trên mạng và tải tài liệu về học. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Lao động chân tay.

B. Lao động thân thể.

C. Lao động tự giác.

D. Lao động sáng tạo.

Đáp án: D

Câu 9: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Tự tin.

D. Dũng cảm.

Đáp án: A

Câu 10: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo

A. Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.

B. Ngại khó, ngại khổ.

C. Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.

D. A, B, C đúng

Đáp án: D

...........................

Với nội dung bài Lao động tự giác và sáng tạo, hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm vững kiến thức về khái niệm, ý nghĩa và cách rèn luyện về tính lao động tự giác và sáng tạo trong cuộc sống...

Ngoài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đánh giá bài viết
11 19.670
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm