Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 8 bài 4: Giữ chữ tín

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 4: Giữ chữ tín tổng hợp phần kiến thức quan trọng được học trong bài 4 Giáo dục công dân 8 về giữ chữ tín. Ngoài phần lý thuyết chính, tài liệu còn có phần bài tập trắc nghiệm đi kèm, sẽ giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập GDCD 8 bài 4

B. Lý thuyết GDCD 8 bài 4

1) Khái niệm:

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng

2) Ý nghĩa:

Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết

3) Cách rèn luyện:

Cần làm tốt chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời hứa, đúng hẹn

* BÀI TẬP:

1. Trong những tình huống sau: Theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?

a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đến làm hộ và đưa cho Quang chép

b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.

c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.

d) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng: cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.

e) Phương bị ốm mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập nhưng vì mải xem phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên mất

Trả lời

- Câu a: Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được

- Câu b: Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại

- Câu c: Ý kiến của Nam là sai vì nếu đã nhận lỗi và hứa sửa chữa lỗi thì phải thực hiện, phải quyết tâm làm được mới tiến bộ

- Câu d: Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó

- Câu đ: Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đúng lời hứa với Nga

- Câu e: Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo

2. Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chứ tín) mà em biết?

Trả lời

- Hà và Hặng hẹn nhau ngày lễ 20/11 sẽ đi thăm thầy cô giáo cũ từ hồi học lớp 1. Nhưng đến ngày đó, Hà cùng một số bạn đi thăm cô giáo chủ nhiệm lớp 7, Hằng chờ mãi không thấy Hà đâu

- Kết quả học kì I môn Giáo dục Công dân của Thi chỉ đạt điểm trung bình vì thế ảnh hưởng đến kết quả xếp loại. Thi đã hứa với bố mẹ sẽ sắp xếp thời gian học tập hợp lí cho tất cả các môn để có kết quả tốt hơn. Thi đã giữ đúng lời hứa, cuối năm Thị đã đạt được học sinh giỏi toàn diện.

- Hương có một cuốn truyện hay, Hương hứa đọc xong sẽ cho Hiền mượn nhưng khi đọc xong Hương lại cho Như mượn vì Hương thân Như hơn Hiền

3. Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải làm gì?

Trả lời:

Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải:

- Phân biệt được những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín

- Rèn luyện theo gương những người biết giữ chữ tín

- Thật thà, trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân

4. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, câu tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ tín?

Trả lời:

- Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười

- Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê

- Danh ngôn: " Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ" - Khổng Tử

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 4

Câu 1: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy. B. Lòng trung thành. C. Giữ chữ tín. D. Lòng vị tha.

Đáp án: C

Câu 2: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?

A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Giữ chữ tín.

Đáp án: D

Câu 3: Biểu hiện của giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

C. Quyết tâm làm cho đến cùng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện không có chữ tín là?

A. Hứa suông.

B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?

A. Bà A coi thường người khác.

B. Bà A không tôn trọng người khác.

C. Bà A giữ chữ tín.

D. Bà A không giữ chữ tín.

Đáp án: D

Câu 6: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

A. B là người không giữ chữ tín.

B. B là người giữ chữ tín.

C. B là người không tôn trọng người khác.

D. B là người tôn trọng người khác.

Đáp án: A

Câu 7: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?

A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.

B. Giúp mọi người đoàn kết.

C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 8: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Đáp án: A

Câu 9: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?

A. Bà P là người giữ lời hứa.

B. Bà P là người thật thà.

C. Bà P là người giữ chữ tín.

D. Bà P là người tốt bụng.

Đáp án: C

Câu 10: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?

A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.

B. Giữ đúng lời hứa.

C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

..........................

Trên đây, VnDoc đã chia sẻ tới các em Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 4. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài 4 môn GDCD lớp 8, từ đó học tốt Giáo dục công dân 8 hơn. Để tham khảo lý thuyết những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 8 trên VnDoc nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn Toán 8, Văn 8,... và các đề thi học kì 1 lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận

Chia sẻ, đánh giá bài viết
27
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm