Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Bài: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

A. Lý thuyết

Có 3 loại hoạt động quan trọng là:

+ Hoạt động xây dựng và bảo vệ nhà nước: chính trị, trật tự, an toàn xã hội

+ Hoạt động giao lưu con người với con người: nhân đạo, từ thiện.

+ Hoạt động của đoàn thể quần chúng: đoàn đội, câu lạc bộ...

* BÀI TẬP:

1. Theo em những hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị-xã hội? Vì sao?

a) Học tập văn hóa

b) Tham gia các công việc gia đình

c) Tham gia sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp...)

d) Tham gia xây dựng các công trình (xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các công trình thủy điện...)

đ) Tham quan du lịch

e) Hoạt động thể dục, văn nghệ

g) Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.

h) Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn

i) Tuyên truyền về nếp sống văn hóa

k) Giúp đỡ người gặp khó khăn (cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ri, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách...)

l) Tham gia giữ gìn trật tự trị an.

m) Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp

n) Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở công cộng

o) Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Trả lời

- Cách hoạt đông: (c), (d), (e), (g), (h), (i), (k), (l), (m), (n) là những hoạt động chính trị - xã hội.

- Hoạt động (c), (d): Là hoạt động chính trị - xã hội liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước. Đây là hoạt động của người lao động trong các cơ sở công nghiệp, trong các nhà máy, các công trình và của người nông dân ở nông thôn, nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội

- Hoạt động (e), (h), (i), (l), (m): Là hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị (Đoàn, Đội, Hội, các CLB..) nhằm phát triển cá nhân, xây dựng các tập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.

- Hoạt động (g), (k), (n): Là hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường.

2. Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây là hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội

a) Luôn luôn tham gia đúng giời

b) Luôn luôn phải nhắc nhở

c) Bị bạn bè lôi kéo

d) Nhờ người khác tham gia để được nghỉ

đ) Làm việc để được nhận xét tốt

e) Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân

g) Lo lắng đến công việc được phân công

h) Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu

i) Vận động các bạn cùng tham gia

k) Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động

l) Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động

Trả lời:

- Những biểu hiện thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (a), (e), (g),(i), (k), (l)

- Những biểu hiện thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (b), (c), (d), (h)

3. Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào? Vì sao?

Trả lời:

- Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức; em thường xuất phát từ những lí do:

+ Em hiểu được các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức là cần thiết

+ Tham gia các hoạt động rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.

+ Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác, thấy được lợi ích cho mọi người và cho bản thân

+ Tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức là điều kiện thuận lợi nhất để em được phát triển.

Vì những lí do đó mà em tích cực tự giác, không cần ai nhắc nhở, mong muốn đóng góp một phần sức lực, trí tuệ của mình vào hoạt động chung của lớp, trường và địa phương.

4. Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới, nhưng bạn không muốn đi vì đang xem đá bóng trên vô tuyến. Em xử sự như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em sẽ thuyết phục, giải thích cho bạn thấy cứ năm năm mới có một lần bầu cử, bóng đá không xem trận này thì xem trận khác.

- Học sinh phải tham giac các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc làm đó thể hiện lòng yêu nước.

- Xong công việc bạn có thể tiếp tục xem bóng đá.

5. Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện của lớp, trường và địa phương, em hãy đề xuất một hoạt động chính trị - xã hội cho tập thể lớp và phác tảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó?

Trả lời:

Nhân dân miền Trung năm nào cũng chịu nhiều thiệt hại do mưa bão lũ lụt gây ra, để giúp đỡ cho đồng bào bị thiệt hại sau trận lụt lớn, Liên đội cần có kế hoạch phát động học sinh toàn trường quyên góp tiền bạc, quần áo, sách vở giúp đỡ các bạn học sinh một trường nào đó (bị thiệt hại nặng) do lũ lụt. Để cuộc phát động có kết quả, Liên đội đã phác thảo kế hoạch hoạt động đó như sau:

- Thứ 5: Họp ban chỉ huy Liên đội. Thông qua kế hoạch,.

- Thứ 7: Hội ý giữa ban chỉ huy Liên đội với Chi đội trưởng, lóp trưởng các lớp để phổ biến kế hoạch triển khai.

- Sáng thứ 2: Sau giờ chào cờ, Liên đội phát động trong toàn thể học sinh toàn trường kế hoạch quyên góp tiền, quần áo, sách vở để giúp đỡ học sinh các vùng lũ lụt.

- Thứ 3, thứ 4: Các lớp thu quần áo....; Liên đội liên hệ Hội Chữ thập đỏ thành phố tìm địa chỉ để giúp đỡ.

- Thứ 5: Các lớp nộp cho Liên đội

- Thứ 6: Liên đội cử người đóng gói quần áo, sách vở

- Thứ 7: Cử người vận chuyển đến địa chỉ do Hội Chữ Thập đỏ giới thiệu.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong các tổ chức sau tổ chức nào thuộc tổ chức chính trị - xã hội?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam.

C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Câu 2: Những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người được gọi là?

A. Hoạt động hành chính.

B. Hoạt động chính trị - xã hội.

C. Hoạt động nhân văn.

D. Hoạt động nhân đạo.

Đáp án: B

Câu 3: Các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Tham gia làm tình nguyện viên tiếp sức mùa thi.

B. Vận động bà con ủng hộ quần áo cho bà con vùng sâu, vùng xa.

C. Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là?

A. Điều kiện.

B. Tiền đề.

C. Động lực.

D. Yếu tố.

Đáp án: A

Câu 5: Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.

B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm.

C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 6: Biểu hiện không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Trốn nghĩa vụ.

B. Tiếp tay cho bọn phản động truyền bá đạo Thánh đức chúa trời.

C. Không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 7: Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E?

A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

C. Gia đình bà E sống ích kỉ.

D. Gia đình bà E sống vô cảm.

Đáp án: A

Câu 8: Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?

A. V là người sống vô tâm.

B. V là người sống vô trách nhiệm.

C. V là người vô cảm.

D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.

Đáp án: D

Câu 9: Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?

A. Nhà nước.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 10: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

C. Cảm thấy yêu đời hơn.

D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.

Đáp án: B

Câu 11: Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội để

A. Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử

C. Năng cao năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 12: Biểu hiện thể hiện sự không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?

A. Luôn luôn tham gia đúng giờ

B. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân

C. Nhờ người khác tham gia để được nghỉ

D. Vận động các bạn cùng tham gia

Đáp án: C

Câu 13: Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị:

A. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.

B. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.

C. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 14: Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào?

A. Em hiểu được các hoạt động do lớp, do trường và địa phương là cần thiết.

B. Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.

C. Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác, thấy được lợi ích của mọi người và bản thân

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 15: Việc tham gia các hoạt động chính trị không bao gồm ý nghĩa nào sau đây?

A. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.

B. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.

C. Đem lại cho bản thân tiền tài và vật chất.

D. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.

Đáp án: C

Câu 16: Hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội?

A. Không đi du lịch cùng công ty

B. Tham gia các hoạt động của đội, của Đoàn

C. Tuyên truyền về nếp sống văn hóa

D. B, C đều đúng

Đáp án: D

Với nội dung bài Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về các hoạt động tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội...

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
15 7.361
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm