GDCD 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 8, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo trả lời. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Lý thuyết GDCD 8 bài 18

1. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có thể trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật.

- Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.

- Cách thực hiện quyền khiếu nại tố cáo: người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

2. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

- Nhà nước nghiêm cấm trả thù người khiếu nại tố cáo, hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu cáo làm hại người khác.

- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo: phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định.

3. Luyện tập:

- Điểm giống nhau: Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Điểm khác nhau:

+ Khiếu nại: Là người trực tiếp bị hại.

+ Tố cáo: Là mọi công dân.

Mục đích: ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức cơ quan và công dân.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị lôi kéo vào con đường hút chích, có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng với T, em sẽ làm gì để giúp bạn ấy?

Trả lời:

- Một mặt em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật

- Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện

2. Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm chị Bình) có quyền khiếu nại quyết định trên của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận không? Vì sao?

Trả lời:

Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận.

3. Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau:

(a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội

(b) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí Nhà nước mà chỉ bảo vệ lợi ích của bản thân công dân

Trả lời:

Các ý kiến trên chưa chính xác

- Câu a bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi công dân

- Câu b viết lại: .....tham gia quản lí Nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân

Viết đúng câu b là: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí Nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân.

4. Nhà anh Thành ở gần một cơ sở giữ trẻ. Anh thường xuyên chứng kiến cảnh bảo mẫu có những hành vi bạo hành đối với các cháu bé được trông giữ tại cơ sở đó. Anh Thành đang phân vân không biết nên sử dụng quyền khiếu nại hay quyền tố cáo để ngăn chặn hành vi bạo hành của các bảo mẫu đối với các cháu nhỏ. Theo em, anh Thành nên sử dụng quyền nào? Tại sao?

Trả lời:

Anh Thành nên sử dụng quyền tố cáo vì hành vi bạo hành đối với trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

5. Anh Hùng là nhân viên của công ty A. Do mâu thuẫn với giám đốc công ty nên anh đã bị thôi việc. Quyết định cho thôi việc của anh do giám đốc kí đã không nêu rõ lí do vì sao anh bị thôi việc. Có người khuyên anh sử dụng quyền tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Em có đồng ý với lời khuyên đó không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với lời khuyên đó. Bởi vì trong trường hợp này, anh Hùng là người trực tiếp bị xâm hại đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Vì thế anh Hùng phải sử dụng quyền khiếu nại chứ không phải là quyền tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

6. Vì sao Nhà nước xây dựng và ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo?

Trả lời:

Nhà nước xây dựng và ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo để:

- Tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm

- Tạo cơ sở pháp lí cho công dân giám sát các hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước

- Ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm

B. Giải bài tập GDCD 8 bài 18

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 18

Câu 1: Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?

A. Doanh nghiệp.

B. Tổ chức.

C. Công ty.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 2: Điểm khác biệt trong chủ thể về khiếu nại với tố cáo là

A. Cá nhân.

B. Tập thể.

C. Doanh nghiệp.

D. Công ty.

Đáp án: A

Câu 3: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là?

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kỉ luật.

D. Thanh tra.

Đáp án: A

Câu 4: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là?

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kỉ luật.

D. Thanh tra.

Đáp án: B

Câu 5: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?

A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 6: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là?

A. Trực tiếp.

B. Đơn, thư.

C. Báo, đài.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 7: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào?

A. Cơ quan điều tra.

B. Viện Kiểm sát.

C. Tòa án nhân dân.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 8: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.

B. Làm đơn tố cáo.

C. Chấp nhận nghỉ việc.

D. Đe dọa Giám đốc.

Đáp án: A

Câu 9: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì?

A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.

B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.

C. Mặc kệ coi như không biết.

D. Nhắc nhở công ty X.

Đáp án: A

Câu 10: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?

A. Trung thực.

B. Khách quan.

C. Thận trọng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Công dân có quyền khiếu nại trong những trường hợp nào sau đây?

A. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn.

B. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích.

C. Phát hiện người khác có hành vi tham ô tài sản Nhà nước.

D. Bị nhà trường kỉ luật oan.

Đáp án: D

Câu 12: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?

a. Cản trở việc thi hành quyền khiếu nại, tố cáo.

b. Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự.

c. Đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo.

d. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo.

e. Rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết.

g. Cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật.

h. Bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo.

i. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

k. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật.

l. Đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

A. a, b, c, d, e, h, i, k, l.

B. b, c, d, e, g, h, i, k, l.

C. a, b, c, e, g, h, i, k, l.

D. a, b, c, d, g, h, i, k, l.

Đáp án: D

Câu 13: Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?

A. Quyền được thông tin

B. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước

D. Quyền khiếu nại

Đáp án: B

Câu 14: Quyền khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân trước hết được ghi nhận trong Hiến pháp. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 15: Trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại có những trách nhiệm nào sau đây?

a. Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

b. Trình bày trung thực sự việc.

c. Cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại.

d. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại.

e. Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.

g. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, tài liệu do mình cung cấp.

h. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

i. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

A. a, b, d, e, g, i.

B. a, c, d, e, g, i.

C. b, c, d, e, g, i.

D. b, c, d, e, g, h.

Đáp án: C

Câu 16: Đối tượng nào sau đây có quyền tố cáo?

A. Cá nhân.

B. Cơ quan.

C. Tổ chức.

D. Đoàn thể.

Đáp án: A

Câu 17: Để bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây?

a. Kiểm tra cán bộ, công chức Nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định.

b. Xử lí và truy tố tất cả những trường hợp bị khiếu nại, tố cáo.

c. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

d. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.

e. Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác.

g. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

h. Ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến quá trình khiếu nại, tố cáo của công dân.

i. Có các biện pháp để bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.

A. b, c, d, e, g, h.

B. a, c, d, e, h, i.

C. a, b, c, d, h, i.

D. a, c, d, e, h, g.

Đáp án: B

Câu 18: Việc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định khi cho rằng quyết định đó xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình đã thể hiện quyền gì của công dân?

A. khiếu nại.

B. tố cáo.

C. kiến nghị.

D. yêu cầu.

Đáp án: A

Với nội dung bài Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo ...

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Mời các bạn tham khảo thêm Lý thuyết Giáo dục công dân 8Giải bài tập GDCD 8. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt.

Đánh giá bài viết
33 41.423
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm