Lý thuyết Hóa học 10 bài 14 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa lớp 10 bài 14: Ôn tập chương 3  được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Hóa học 10 bài 14

1. Liên kết cộng hóa trị

- Liên kết cộng hóa trị: Hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử

+ Liên kết cộng hóa trị không cực

+ Liên kết cộng hóa trị có cực

+ Liên kết cho – nhận

2. Liên kết ion

- Liên kết ion hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

- Dựa trên hiệu độ âm điện xác định loại liên kết hóa học:

Hiệu độ âm điện (∆x)

Loại liên kết

0 ≤ ∆x < 0,4

Cộng hóa trị không cực

0,4 ≤ ∆x < 1,7

Cộng hóa trị có cực

≥ 1,7

Ion

→ Trị tuyệt đối giá trị hiệu âm điện càng lớn thì liên kết càng phân cực (hay liên kết ion có độ phân cực lớn nhất, liên kết cộng hóa trị không phân cực có độ phân cực nhỏ nhất

3. Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

- Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hoá trị chưa tham gia liên kết.

- Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.

- Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.

- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: Nguyên nhân hình thành liên kết: các nguyên tử liên kết với nhau để đạt được cấu hình e bền vững của khí hiếm

- Khác nhau: về bản chất liên kết và điều kiện liên kết

Liên kết ion 

Liên kết cộng hóa trị

Khái niệm

Hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

Hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử

Điều kiện liên kết

Xảy ra giữa các nguyên tố khác hẳn nhau về bản chất hóa học (thường là giữa một kim loại điển hình và một phi kim điển hình)

Xảy ra giữa 2 nguyên tử giống nhau về bản chất hóa học (thường là giữa các nguyên tố phi kim)

Bài 2: Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong bảng 6.2, xác định loại liên kết trong phân tử các chất: CH4, CaCl2, HBr, NH3.

Hướng dẫn giải

- Hiệu độ âm điện của C và H là 2,55 – 2,2 = 0,35 nên liên kết C - H trong phân tử CH4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

- Hiệu độ âm điện của Clvà Ca là 3,16 – 1,1 = 2,06 nên liên kết Ca – Cl trong phân tử CaCllà liên kết ion.

-  Hiệu độ âm điện của Br và H là 2,96 – 2,2 = 0,76 nên liên kết H – Br trong phân tử HBr là liên kết cộng hóa trị phân cực .

-  Hiệu độ âm điện của N và H là 3,04 – 2,2 = 0,84 nên liên kết N – H  trong phân tử NH3 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 14

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài 14: Ôn tập chương 3 KNTT Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 95
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 11/04/23
    • ebe_Yumi
      ebe_Yumi

      😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 11/04/23
      • Hươu Con
        Hươu Con

        😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 11/04/23

        Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

        Xem thêm