Lý thuyết Hóa học 10 bài 22 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa lớp 10 bài 22: Hydrogen Halide - Muối Halide được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Hóa học 10 bài 22

1. Hydrogen Halide

a. Cấu tạo phân tử

- Phân tử hydrogen halide (HX) gồm một liên kết cộng hóa trị. Các phân tử HX là phân tử phân cực.

 hoặc H-X

- Mô hình liên kết:

Bảng 22.1. Một số đặc điểm của hydrogen halide

b. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, hydrogen halide tồn tại ở thể khí, tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch hydrohalic acid tương ứng.

Bảng 22.2. Nhiệt độ sôi (ts) của các hydrogen halide

- HF lỏng có nhiệt độ sôi cao bất thường là do phân tử HF phân cực mạnh, có khả năng tạo liên kết hydrogen: H-F ... H-F ... H-F

- Từ HC đến HI, nhiệt độ sôi tăng do:

+ Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

+ Khối lượng phân tử tăng.

Hydrogen halide: HF có nhiệt độ sôi cao bất thường do giữa các phân tử có liên kết hydrogen từ HCl đến HI nhiệt độ sôi tăng dần do tương tác van der Waals tăng dần.

2. Hydrohalic acid

a. Tính chất hóa học

- Tính acid

+ Trong dãy hydrohalic acid, tính acid tăng từ hydrofluoric acid (yếu) đến hydroiodic acid (rất mạnh).

- Tính khử

+ Ngoài tính acid, hydrohalic acid còn có tính khử, ví dụ: 2KMnO4 + 16HCl →  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

b. Ứng dụng

- Hydrogen fluoride

+ Hydrogen fluoride được sử dụng trong quá trình sản xuất teflon theo sơ đồ:

+ Teflon có hệ số ma sát nhỏ, bền nhiệt, được dùng làm chất chống dính ở nồi, chảo, Hydrofluoric acid còn có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh vô cơ (có thành phần gần đúng là Na2O.CaO.6SiO2) do xảy ra phản ứng: SIO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

+ Trong công nghiệp, hỗn hợp gồm KF và HF (có tỉ lệ mol tương ứng 1:3) được dùng để điện phân nóng chảy sản xuất fluorine.

- Hydrogen chloride

+ Trong sản xuất tôn, thép, hydrochloric acid được sử dụng phổ biến để loại bỏ gỉ sét trên sắt thép trước khi chuyển sang các công đoạn sản xuất tiếp theo. Ở kĩ thuật này, dung dịch HC thường dùng với nồng độ khoảng 18%.

+ Trong công nghiệp, hydrochloric acid được dùng để sản xuất các hợp chất vô cơ và hữu cơ như aluminium chloride dùng làm chất phụ gia chống nhòe cho giấy, PAC (poli aluminium chloride) dùng để xử lý nước, nickel chloride dùng trong mạ điện, zing chloride dùng trong sản xuất pin, vinyl chloride dùng sản xuất PVC,...

+ Trong sản xuất nước uống đóng chai, hydrochloric acid tinh khiết được sử dụng để tái sinh các nhựa trao đổi ion nhằm thay thế các ion Na+ và Ca2+ (đã bị hấp phụ trên nhựa trong quá trình khử khoáng nước nguyên liệu) băng ion H+.

Hydrohalic acid: tính acid tăng dần từ HF (acid yếu) đến HI (acid rất mạnh).

3. Muối Halide

a. Tính tan

- Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước, trừ một số muối không tan như silver chloride, silver bromide, silver iodide và một số muối ít tan như lead chroride, lead bromide.

b. Tính chất hoá học

- Phản ứng trao đổi

- Tính khử của ion halide

+ Sodium bromide khử được sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide, còn Sodium iodide có thể khử được sulfuric acid đặc thành hydrogen sulfide.

2NaBr + 2H2SO4 → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

8Nal + 5H2SO4 → 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O

+ Trong điều kiện như trên, NaC chỉ xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành hydrogen chloride.

+ Tính khử của các ion halide tăng dần theo thứ tự Cl- < Br< I-.

c. Muối ăn

- Vai trò của muối ăn

+ Trong cơ thể sống, muối ăn có vai trò quan trọng trong việc cân bằng điện giải, truyền dẫn xung điện thần kinh, trao đổi chất, Trong đời sống, muối ăn được dùng để bảo quản và chế biến thực phẩm (ướp, muối),... Trong y học, muối ăn được dùng sản xuất nước muối sinh lí, nước nhỏ mắt, dịch tiêm truyền tĩnh mạch,...

+ Trong công nghiệp, muối ăn là nguyên liệu để sản xuất xút, chlorine, nước Javel,...

- Tinh chế muối ăn

+ Muối ăn thường được sản xuất từ nước biển bằng phương pháp kết tinh nhờ quá trình làm bay hơi nước biển dưới sức nóng của Mặt Trời.

+ Muối ăn thô thu được trên ruộng muối có lẫn tạp chất như muối của magnesium, calcium. Để đạt độ tinh khiết làm thức ăn cho con người, muối ăn thô cần được kết tinh lại. Trong y học, muối ăn được sử dụng có độ tinh khiết rất cao, do đó cần kết tinh lại nhiều lần.

lon halide, muối halide: Tính khử tăng dần từ fluoride đến iodide.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Hydrochloric acid được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, điển hình là dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi gia công, sơn, hàn, mạ điện,… Trong công đoạn này, thép được đưa qua các bể chứa dung dịch HCl (được gọi là bể Picking) để tẩy bỏ lớp rỉ sét, sau đó rửa sạch bằng nước trước khi qua các công đoạn tiếp theo. Vậy các ứng dụng trên dựa vào tính chất quan trọng nào của hydrochloric acid?

Hướng dẫn giải

- Khi thép được đưa qua các bể chứa dung dịch HCl để tẩy bỏ lớp rỉ sét

→ Thể hiện tính chất tác dụng với kim loại của hydrochloric acid, cụ thể là tác dụng với kim loại sắt

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 2: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.

Hướng dẫn giải

- Phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

- Theo bài ra, ta có: nI2 = 12,7/254 = 0,05 (mol).

- Theo PTPƯ: nCl2 = nI2 = 0,05 (mol).

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

nHCl = 4.nCl2 = 4.0,05 = 0,2 mol.

⇒ Khối lượng HCl cần dùng là: mHCl = 0,2.36,5 = 7,3 (g).

Bài 3: Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.

a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

b) Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể

Hướng dẫn giải

- Theo bài ra, ta có: nCaCl = 5,85/58,5 = 0,1 (mol). nAgNO3 = 34/170 = 0,2 (mol).

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

– Theo PTPƯ: nAgNO3  = nAgCl = nNaCl = 0,1 (mol)

b) Ta có: Vdd = 300 + 200 = 500 (ml).

nAgNO3  = 0,2 – 0, 1 = 0,1 (mol); nNaNO3 = nNaCl = 0,1 (mol).

⇒ CM (NaNO3) = CM (AgNO3) = 0,1/0,5 = 0,2 (mol/l).

C. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 22

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài 22: Hydrogen Halide - Muối Halide KNTT Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 260
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 11/04/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      🤠🤠🤠🤠

      Thích Phản hồi 11/04/23
      • Khang Anh
        Khang Anh

        🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 11/04/23

        Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

        Xem thêm