Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học 10 bài 13 KNTT

Lý thuyết Hóa lớp 10 bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Hóa học 10 bài 13

1. Mở đầu

- Các tính chất vật lí của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi lực tương tác giữa các phân tử, hình dạng của phân tử và mức độ phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử.

+ Keo dán là một ví dụ về việc sử dụng lực tương tác giữa các phân tử để gần các vật với nhau.

+ Bong bóng xà phòng thể hiện tương tác giữa các phân tử nước và các phần tử xà phòng tạo thành màng mỏng, giữ được không khí bên trong để bay lên.

- Lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn rất nhiều so với lực liên kết ion, liên kết cộng hóa trị hay liên kết kim loại. Một số tương tác điển hình giữa các phân tử là liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals (Van đơ Van).

2. Liên kết Hydrogen

a. Bản chất của liên kết hydrogen

- Các phân tử HF, H2O, NH3  chứa nguyên tử H (độ âm điện là 2,2) và các nguyên tử phi kim có độ âm điện lớn (F = 3,98; O = 3,44; N = 3,04).

- Sự chênh lệch độ âm điện lớn làm cho các liên kết phân cực, cặp electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị bị hút lệch về phía các nguyên tử F, O, N, tạo thành khu vực có điện tích âm {\delta ^ - }\({\delta ^ - }\)

- Nguyên tử hydrogen trong các phần tử HF, H2O, NH3 rất linh động, có điện tích dương ({\delta ^ + })\(({\delta ^ + })\)đủ lớn để hút cặp electron hóa trị chưa liên kết trên nguyên từ F, O hoặc N (của phân tử khác) có độ âm điện lớn tạo thành liên kết hydrogen.

- Liên kết hydrogen thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (...) giữa các nguyên tử (Hình 13.1).

 hay vẽ đơn giản 

Hình 13.1. Liên kết hydrogen giữa hai phân tử ammonia

- Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:

+ Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như H, O, N...

+ Nguyên tử F, O, N...liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết

- Một số kiểu tạo thành liên kết hydrogen:

a) Liên kết giữa các phân tử cùng bại          b) Liên kết giữa các phân tử khác loại

Hình 13.2. Hai kiểu tạo thành liên kết hydrogen

b. Vai trò và ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lý của nước

- Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của nước.

Bảng 13.1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi một số chất

H2OH2SCH4

Nhiệt độ nóng chảy (°C)

0-85,6-182,5
Nhiệt độ sôi (°C)100-60,75-161,58

Số liệu Bảng 13.1 cho thấy: do ảnh hưởng của liên kết hydrogen nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của H2O cao hơn nhiều so với H2S và CH4.

- Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

- Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.

3. Tương tác Van der Waals

a. Khái niệm tương tác van der Waals

- Cùng là phần tử không phân cực, ở nhiệt độ phòng, fluorine, chlorine là những chất khí còn bromine là chất lỏng. Như vậy, ở trạng thái lỏng, giữa các phần tử bromine tồn tại một tương tác yếu. Tương tác yếu đó gọi là tương tác van der Waals.

- Các khí hiếm như neon, argon,... tồn tại dưới dạng các nguyên tử độc lập. Tuy nhiên nhiệt độ thấp, khí hiếm có thể hóa lỏng. Như vậy, ở nhiệt độ thấp, giữa các nguyên tử khí hiếm tồn tại một tương tác yếu để giữ các nguyên tử khí hiếm lại với nhau trong trạng thái lỏng. Tương tác đó cũng là tương tác van der Waals.

- Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

b. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất

Ví dụ 1: Trong dãy halogen, tương tác van der Waals tăng theo sự tăng của số electron (và proton) trong phân tử, làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất (Bảng 13.2)

Bảng 13.2. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng khi tương tác van der Waals tăng

Ví dụ 2: Pentane là hydrocarbon no có công thức C5H12Đồng phân mạnh không phân nhánh pentane có nhiệt độ sôi (36°C) cao hơn so với đồng phân mạch nhanh neopentane (9,5°C) do diện tích tiếp xúc giữa các phần từ pentarie lớn hơn nhiều so với neopentane.

Hình 13.5. Tương tác van der Waals giữa các phần tử perkane và neopertane

Hình 13.5 cho thấy để phá vỡ lực liên phân tử giữa các phân tử pentane cân nhiều năng lượng hơn so với neopentane, nên nhiệt độ sôi cao hơn.

- Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.

- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H2O là 100oC, CH4 là -161,58oC, H2S là -60,28oC. Vì sao các chất trên có nhiệt độ sôi khác nhau.

Hướng dẫn giải

- Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử hydrogen với các nguyên tử có độ âm điện lớn và các nguyên tử này phải có 1 ít nhất một cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

- Do O và S đều còn 2 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết, C không còn cặp electron hóa trị tự do nên H2O và H2S có thể tạo liên kết hydrogen trong phân tử, còn CH4 thì không.

→ Nhiệt độ sôi của H2O và H2S lớn hơn CH4.

- Do độ âm điện của O lớn hơn S nên liên kết hydrogen trong phân tử H2O mạnh hơn trong phân tử H2S.

→ Nhiệt độ sôi của H2O lớn hơn H2S.

Bài 2: Hãy giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi của butane và isobutane.

Hướng dẫn giải

- Diện tích tiếp xúc giữa các phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn.

- Đồng phân mạch không phân nhánh butane có nhiệt độ sôi cao hơn so với đồng phân mạch phân nhánh isobutan do diện tích tiếp xúc giữa các phân tử butane lớn hơn nhiều so với isobutane.

C. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 13

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals KNTT Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh DiềuToán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Đậu
    Củ Đậu

    🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 11/04/23
    • Lang băm
      Lang băm

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 11/04/23
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 11/04/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

        Xem thêm