Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 21

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 bài 21: Hiện tượng nhiễm điện đầy đủ, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1. Hiện tượng nhiễm điện

a. Hiện tượng nhiễm điện cọ sát

- Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát.

- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác (đặc biệt là các vật nhỏ, nhẹ).

b. Tính chất của vật nhiễm điện

- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

c. Giải thích nguyên nhân một vật nhiễm điện do cọ xát

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

2. Một bài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

- Sét xuất hiện khi trời mưa dông

=> Giải thích: Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, giữa chúng có hiện tượng phóng tia lửa điện, phát ra ánh sáng chói lòa, gọi là sét.

- Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu ở trong phòng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.

=> Giải thích: Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện. Giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

- Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô rồi đặt nó gần dòng nước đang chảy từ vòi, ta thấy dòng nước bị hút về phía lược.

=> Giải thích: Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô sẽ nhiễm điện âm (do nhựa là vật liệu dễ nhận electron). Vì thế lược nhựa có khả năng hút các giọt nước nhỏ, nhẹ.

3. Ứng dụng của sự nhiễm điện

- Sơn tĩnh điện

- Dây xích của xe tải chở xăng

- Hút bụi

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 22

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 21: Hiện tượng nhiễm điện sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Kết nối tri thức KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 12:59 21/05
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      😍😍😍😍😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 13:00 21/05
      • Phô Mai
        Phô Mai

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13:00 21/05

        KHTN 8

        Xem thêm