Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 8

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác có nội dung chi tiết và các câu trắc nghiệm trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

I. Tốc độ phản ứng hóa học

Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.

Ví dụ:

Tốc độ phản ứng cháy của que diêm nhanh hơn tốc độ phản ứng gỉ sét của bu lông.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Nồng độ chất phản ứng, nhiệt độ phản ứng, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác là những yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học.

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Khi tăng nồng độ của một hoặc nhiều chất phản ứng thường sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.

Ví dụ: Thí nghiệm của Mg với dung dịch H2SO4 với nồng độ khác nhau:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tácLý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Mg và H2SO4 0,1 M

Mg và H2SO4 2,0 M

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất phản ứng chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: Thí nghiệm của Zn với dung dịch H2SO4 với nhiệt độ phản ứng khác nhau:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất tham gia. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.

Ví dụ: Thí nghiệm của đá vôi với dung dịch HCl

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

4. Ảnh của của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

Một trong những cách làm tăng tốc độ phản ứng là thêm chất xúc tác vào chất tham gia.

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về chất và lượng sau phản ứng.

Các chất xúc tác rất quan trọng đối với nhiều phản ứng sinh hoá.

III. Ứng dụng thực tiễn của tốc độ phản ứng

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng một cách thích hợp sẽ tăng hiệu quả các hoạt động trong đời sống và sản xuất.

Ví dụ:

- Chẻ nhỏ củi để nhóm lửa dễ hơn.

- Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh để thực phẩm tươi lâu.

- Dùng quạt để nhóm lửa được nhanh hơn.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 9

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Kết nối tri thức KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 17:55 20/05
    • Công chúa Tuyết
      Công chúa Tuyết

      🤠🤠🤠🤠🤠🤠

      Thích Phản hồi 17:56 20/05
      • Đội Trưởng Mỹ
        Đội Trưởng Mỹ

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 17:57 20/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 8

        Xem thêm