Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 4

Với nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học đầy đủ, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

I. Định luật bảo toàn khối lượng

Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

Giải thích:

Trong phản ứng hoá học, diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

II. Phương trình hóa học

1. Tìm hiểu phương trình hóa học

Sơ đồ tổng quát của một phản ứng:

Chất phản ứng → Sản phẩm

Để thuận tiện cho việc trình bày ngắn gọn một phản ứng hóa học, người ta sử dụng các công thức hóa học biểu diễn cho các chất, gọi là phương trình hóa học.

Khi chuyển từ sơ đồ phản ứng thành phương trình hóa học, ta cần chú ý:

+ Viết đúng công thức hóa học cho tất cả các chất.

+ Sắp xếp theo đúng vị trí công thức hóa học của chất phản ứng và sản phẩm.

+ Liên kết các công thức hóa học bằng dấu + và kí hiệu → để được một phương trình hóa học hoàn chỉnh.

Ví dụ:

Phản ứng hoá học giữa đinh sắt (iron, Fe) và dung dịch sulfuric acid (H2SO4) tạo ra iron(II) sulfate (FeSO4) và khí hydrogen (H2).

Ta biểu diễn thành sơ đồ phản ứng dạng chữ như sau:

Iron + Sulfuric acid → Iron(II) sulfate + Hydrogen

Thay tên các chất bằng công thức hoá học, được sơ đồ phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2. Các bước lập phương trình hóa học

Một phương trình hóa học được xem là cân bằng khi nó thỏa mãn định luật bảo toàn khối lượng, tức là số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phương trình phải bằng nhau.

Để lập phương trình hóa học hay còn gọi là cân bằng số nguyên tử của các chất trong phản ứng, ta tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Bước 3: Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh.

Lưu ý:

+ Không được thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học đã viết đúng. Ví dụ không thay 5O2 thành 10O.

+ Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử (ví dụ nhóm (OH), nhóm (SO4), …) ta xem cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.

3. Ý nghĩa của phương trình hóa học

Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 5

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Kết nối tri thức KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 15:50 20/05
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 15:50 20/05
      • Người Sắt
        Người Sắt

        👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 15:50 20/05

        KHTN 8

        Xem thêm