Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 27
Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 bài 27: Sự truyền nhiệt đầy đủ, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.
Bài: Sự truyền nhiệt
1. Sự dẫn nhiệt
- Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng nhiệt từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp hơn thông qua va chạm giữa các phân tử, nguyên tử.
- Vật dẫn nhiệt tốt là vật được làm bằng chất dẫn nhiệt tốt. Các kim loại dẫn nhiệt tốt nên chúng thường được dùng làm dụng cụ đun nấu, bàn là, bộ tản nhiệt cho máy móc, ...
- Vật cách nhiệt tốt là vật được làm bằng chất dẫn nhiệt kém. Len, nhựa, cao su, không khí, ... cách nhiệt tốt nên chúng được dùng làm trang phục mùa đông, tay cầm của dụng cụ đun nấu, cửa sổ cách nhiệt, ...
=> Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
2. Đối lưu
- Đối lưu là sự truyền năng lượng nhiệt bởi các dòng chất lỏng hay chất khí từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn.
- Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng và chất khí.
3. Bức xạ nhiệt
- Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Khi một vật nhận được bức xạ nhiệt, nó sẽ nóng lên.
* Ví dụ:
+ Mặt Trời truyền năng lượng đến Trái Đất là nhờ bức xạ nhiệt. Giữa Mặt Trời và Trái Đất là khoảng chân không, do đó không có những hình thức truyền nhiệt khác. Bức xạ nhiệt có thể truyền trong chân không.
- Hiệu ứng nhà kính (greenhouse effect) là kết quả của việc tác dụng giữ bức xạ nhiệt. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng bức xạ nhiệt bị giữ lại, làm nóng không khí bên trong nhà kính.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bài 28
Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết KHTN lớp 8 bài 27: Sự truyền nhiệt sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Kết nối tri thức và KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.