Lý thuyết Tiếng Việt 5: Chính tả - Tuần 19, 20, 21
Chính tả: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, Cánh cam lạc mẹ, Trí dũng song toàn
Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Chính tả - Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, Cánh cam lạc mẹ, Trí dũng song toàn hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Chính tả, đọc hiểu hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.
Lý thuyết Tiếng Việt 5: Chính tả
I. Nghe – viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
II. Nghe – viết: Cánh cam lạc mẹ
Cánh Cam đi lạc mẹ
Gió xô vào vườn hoang
Giữa bao nhiêu gai góc
Lũ ve sầu kêu ran.
Chiều nhạt trắng nắng sương
Trời rộng xanh như bể
Tiếng Cánh Cam gọi mẹ
Khản đặc trên lối mòn.
Bọ Dừa dừng nấu cơm
Cào Cào ngưng giã gạo
Xén Tóc thôi cắt áo
Đều bảo nhau đi tìm.
Khu vường hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh Cam về nhà thôi!
III. Nghe – viết: Trí dũng song toàn
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc tha:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”
IV. Phân biệt âm đầu r/d/gi; âm chính o/ô; dấu hỏi/dấu ngã
1. Phân biết âm đầu r/d/gi
- r: ra vào, nốt nhạc rê, ráng lên (cố lên), tan rã, rung động, mặt rỗ, rạng đông, sầu riêng, nở rộ,…
- d: làn da, con dê, hình dáng, con dã tràng, ung dung, dỗ dành, hình dạng .,…
- gi: gia đình, chúa giê-su, một cú trời giáng, giã gạo, ăn giỗ, giá như,…
2. Phân biệt âm chính o/ô
- Âm chính o: rõ ràng: to nhỏ, nho nhỏ, con thỏ, vòng vo, phong ba, tô màu,…
- Âm chính ô: cá rô, mô tô, trồng cây, sông hồng, nông nổi, trôi dạt, tôi vôi, hôi hám, phôi pha,…
3. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã
- Dấu hỏi: câu hỏi, mệt mỏi, củ tỏi, học lỏm, chỏm tóc, cổng mặt trời, lêu lổng, năng nổ,…
- Dấu ngã: xã hội, giận dỗi, có lỗi, nhàn nhã, nước lã, giã gạo, ngõ nhỏ,….
Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tiếng Việt lớp 5 và Giải VBT Tiếng Việt lớp 5.