Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 5: Tập đọc - Trí dũng song toàn

Tập đọc lớp 5 - Trí dũng song toàn

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc - Trí dũng song toàn hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Tập đọc, đọc hiểu hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt 5: Tập đọc

I. Hiểu bài

1. Từ khó

- Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm

- Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa.

- Giang Văn Minh (1573 – 1638): đại thần triều Lê.

- Liễu Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn)

- Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đà áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

2. Ý nghĩa câu chuyện Trí dũng song toàn

Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

3. Nội dung bài học

Câu 1: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?

Trả lời:

Để vua Minh bãi bỏ lệnh góp giỗ Liễu Thăng, Giang Văn Minh đã bày mưu như sau: Vờ than khóc vì không có mặt ở nhà giỗ cụ tổ năm đời, để vua Minh mắc mưu nói rằng không ai lại đi giỗ cụ tổ năm đời. Sau đó ông mới nhắc chuyện phải góp giỗ Liễu Thăng dù đã mấy trăm năm trôi qua để vua Minh dù biết bị mắc mưu vẫn phải hạ lệnh bãi bỏ

Câu 2: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?

Trả lời:

Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! – thám hoa vừa khóc vừa than.

Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! – Vua Minh phán

Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? – Giang Văn Minh bèn tâu

Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa – Vua Minh phải nói dù biết đã mắc mưu

Câu 3: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn minh?

Trả lời:

Vua nhà Minh sai người ám hại Giang Văn Minh vì:

- Vì vua nhà Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệnh góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông

- Vì Giang Văn Minh không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần nhà Minh, còn dám lấy chuyện quân đội cả ba triều Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại khiến vua Minh rất giận

Câu 4: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

Trả lời:

Có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì Giang Văn Minh vừa có mưu trí lại anh dũng, bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự cho đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối với tràn đầy lòng tự hào dân tộc

II. Hướng dẫn đọc diễn cảm

Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn. Giọng đọc phải phù hợp với từng đoạn, khi rắn rỏi, hào hứng; lúc lại trầm lắng, tiếc thương.

Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tập đọc lớp 5

    Xem thêm