Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Từ đồng âm

Luyện từ và câu - Từ đồng âm

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Luyện từ và câu - Từ đồng âm hướng dẫn chi tiết nội dung bài học cho các em học sinh tham khảo, giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

I. Từ đồng âm Tiếng Việt lớp 5

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

VD: Mẹ em đậu xe lại để em mua một gói xôi đậu.

Đậu thứ nhất trong câu chỉ hành động đỗ xe lại, dừng xe lại.

Đậu thứ hai trong câu chỉ một món ăn, đồ ăn.

-> Hai từ đậu xuất hiện trong câu chính là từ đồng âm vì chúng giống nhau về âm nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn.

II. Hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ

Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng từ đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

VD:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Hỏi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!

Dùng hai chữ lợi đồng âm để chơi chữ.

Chữ lợi (lợi chăng) nghĩa là tiện lợi, tốt đẹp.

Chữ lợi (lợi thì có lợi) nghĩa là phần thịt bao giữ xung quanh chân răng. Một cách nói chệch đi: Bà già đã rụng hết răng (móm) chỉ còn lợi. Thật là hóm hỉnh và hài hước!

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Từ đồng âm. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Tiếng Việt 5

    Xem thêm