Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 5: Tập đọc - Phong cảnh Đền Hùng

Tập đọc - Phong cảnh Đền Hùng

Lý thuyết Tiếng Việt 5: Tập đọc - Phong cảnh Đền Hùng hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Tập đọc, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt 5: Tập đọc

I. Hiểu bài

1. Từ khó

- Đền Hùng: Đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

- Nam quốc sơn hà: ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam

- Bức hoành phi: tấm gỗ sơn son thiếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí

- Ngã Ba Hạc: nơi sông Lô chảy vào sông Hồng

- Ngọc phá: sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được người đời kính trọng, tôn thờ.

- Đất Tổ: chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ, nơi các vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước.

- Chi: một nhánh trong dòng họ

2. Ý nghĩa bài văn

Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

3. Nội dung bài học

Câu 1: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

Trả lời:

Gợi ý:

Những thông tin chính xác đó là:

- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thàng Phong Châu, Phú Thọ, cách nay vài nghìn năm.

- Hùng Vương truyền được 18 đời

Câu 2: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng:

- Trước đền Thượng, có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc

- Trước đền Thượng, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay lượn rập rờn như đang múa quạt, xòe hoa.

- Lăng của các vua Hùng nằm ẩn trong rừng cây xanh xanh

- Bên phải lăng các vua Hùng là đỉnh Ba Vì cao vòi vọi

- Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

- Trước mặt lăng của các vua Hùng là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát

- Tại đền Trung có những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ.

- Đền Giếng có giếng Ngọc trong xanh

Câu 3: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.

Trả lời:

Đỉnh Ba Vì cao vòi vọi làm gợi nhớ đến truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh

Núi Sóc Sơn làm gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng

Hình ảnh mốc đá thề và giếng Ngọc gợi nhớ truyền thuyến An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy

Câu 4: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

Trả lời:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Theo truyền thuyết, vua Hùng thứ 6 đã “hóa thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Từ đó người Việt ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Dù đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc.

II. Hướng dẫn đọc diễn cảm

Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với một giọng trang trọng, tha thiết.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tiếng Việt lớp 5 Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tập đọc lớp 5

    Xem thêm