Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 14

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 14: Định luật về công

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 14: Định luật về công được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

I - ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

II - CÁC LOẠI MÁY CƠ ĐƠN GIẢN THƯỜNG GẶP

- Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 14: Định luật về công

III - HIỆU SUẤT CỦA MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát. Vì vậy, công mà ta phải tốn \left( {{A_2}} \right)\(\left( {{A_2}} \right)\) để nâng vật lên bao giờ cũng lớn hơn công \left( {{A_1}} \right)\(\left( {{A_1}} \right)\) dùng để nâng vật khi không có ma sát, đó là vì phải tốn một phần công để thắng ma sát.

Công {A_2}\({A_2}\) là công toàn phần, công {A_1}\({A_1}\) là công có ích.

Hiệu suất của máy: H=\frac{A_1}{A_2}.100\%=\frac{A_{ich}}{A_{tp}}.100\%\(H=\frac{A_1}{A_2}.100\%=\frac{A_{ich}}{A_{tp}}.100\%\)

{A_2}\({A_2}\) luôn lớn hơn {A_1}\({A_1}\) nên hiệu suất luôn nhỏ hơn 100\%\(100\%\)

IV - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8

Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

⇒ Đáp án C

Bài 2: Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp: Ròng rọc cố định, ròng rọc động, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy

⇒ Đáp án D

Bài 3: Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

Cách 1: Kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.

Cách 2: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng. So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Công thực hiện cách 2 lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần.

B. Công thực hiện cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.

C. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.

D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiều lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Cách 1: lợi về đường đi, thiệt về lực.

Cách 2: lợi về lực, thiệt về đường đi.

⇒ Đáp án D

Bài 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.

B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.

C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.

D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.

Ròng rọc cố định không cho ta lợi về công

⇒ Đáp án A

Bài 5: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?

A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.

B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.

C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.

D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.

Công của lực kéo trong hai trường hợp đều bằng nhau vì các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công nên chúng đều bằng công để đưa vật lên cao 1m theo phương thẳng đứng

⇒ Đáp án B

Bài 6: Để đưa vật có trọng lượng P = 500 N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8 m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A. F = 210 N, h = 8 m, A = 1680 J

B. F = 420 N, h = 4 m, A = 2000 J

C. F = 210 N, h = 4 m, A = 16800 J

D. F = 250 N, h = 4 m, A = 2000 J

⇒ Đáp án D

Bài 7: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu?

A. 81,33 %

B. 83,33 %

C. 71,43 %

D. 77,33%

⇒ Đáp án C

Bài 8: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?

A. 3800 J

B. 4200 J

C. 4000 J

D. 2675 J

- Trọng lượng của vật: P = 10.m = 10.37,5 = 375 N

- Công có ích để nâng vật: A = P.h = 375.5 = 1875 J

- Công của lực ma sát: Ams = Fms.s = 20.40 = 800 J

- Công người đó sinh ra là: Atp = A + Ams = 1875 + 800 = 2675 J

⇒ Đáp án D

Bài 9: Chọn đáp án đúng nhất: Máy cơ đơn giản là:

A. Ròng rọc

B. Đòn bẩy

C. Mặt phẳng nghiêng

D. Tất cả các đáp án trên

Lời giải:

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

- Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

⇒ Đáp án D

Bài 10: So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong 2 trường hợp?

A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần

B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau

C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần

D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần

Lời giải:

Công của lực kéo trong 2 trường hợp trên bằng nhau vì các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công nên chúng đều bằng công để đưa vật lên cao 1 m theo phương thẳng đứng

⇒ Đáp án B

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 14. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm