Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 24

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 24: Công thức tính nhiệt lượng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

I - NHIỆT LƯỢNG MỘT VẬT THU VÀO ĐỂ NÓNG LÊN PHỤ THUỘC NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào:

+ Khối lượng

+ Độ tăng nhiệt độ của vật

+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.

II - NHIỆT DUNG RIÊNG

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg\(1kg\) chất đó để nhiệt độ tăng thêm {1^0}C\left( {1K} \right)\({1^0}C\left( {1K} \right)\)

- Ký hiệu: c\(c\)

- Đơn vị: J/kg.K\(J/kg.K\)

III - CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

Công thức tính nhiệt lượng thu vào:

Q = mc\Delta t = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right)\(Q = mc\Delta t = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right)\)

Trong đó

+ m\(m\): khối lượng của vật \left( {kg} \right)\(\left( {kg} \right)\)

+ {t_2}\({t_2}\): nhiệt độ cuối của vật \left( {^0C} \right)\(\left( {^0C} \right)\)

+ {t_1}\({t_1}\): nhiệt độ đầu của vật \left( {^0C} \right)\(\left( {^0C} \right)\)

+ \Delta t = {t_2} - {t_1}\(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): độ tăng nhiệt độ, tính ra ^0C\(^0C\) hoặc K\(K\)

+ c\(c\): nhiệt dung riêng của chất làm nên vật \left( {J/kg.K} \right)\(\left( {J/kg.K} \right)\)

+ Q\(Q\): nhiệt lượng thu vào của vật \left( J \right)\(\left( J \right)\)

IV - CHÚ Ý

Ngoài J,{\rm{ }}kJ\(J,{\rm{ }}kJ\) đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng calo,{\rm{ }}kcalo\(calo,{\rm{ }}kcalo\)

1kcalo = 1000calo;1{\rm{ }}calo = 4,2J\(1kcalo = 1000calo;1{\rm{ }}calo = 4,2J\)

V - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8

Bài 1: Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:

A. khối lượng

B. độ tăng nhiệt độ của vật

C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

D. Cả 3 phương án trên

Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào: khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật, nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

⇒ Đáp án D

Bài 2: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?

A. Bình A

B. Bình B

C. Bình C

D. Bình D

Bình A chứa lượng nước ít nhất trong các bình ⇒ Trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất ⇒ Đáp án A

Đơn vị của nhiệt dung riêng là J/kg.K

⇒ Đáp án C

Bài 3: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?

A. Q = m(t – t0)

B. Q = mc(t0 – t)

C. Q = mc

D. Q = mc(t – t0)

Công thức tính nhiệt lượng thu vào:

Q = mcΔt = mc(t2 – t1) = mc(t – t0)

⇒ Đáp án D

Bài 4: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:

A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.

B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.

C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.

D. Không khẳng định được.

Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì

⇒ Đáp án B

Bài 5: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng?

A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.

B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.

C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.

D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C

⇒ Đáp án B

Bài 6: Chọn phương án sai:

A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.

B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.

C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.

D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn

⇒ Đáp án C

Bài 7: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

A. 5040 kJ

B. 5040 J

C. 50,40 kJ

D. 5,040 J

15 lít nước = 15 kg nước

Nhiệt độ sôi của nước là t2 = 100°C = 373K

Nhiệt độ ban đầu của nước là t1 = 20°C = 293K

Nhiệt lượng:

Q = mcΔt = mc(t2 – t1) = 15.4200 (373 – 293) = 5040000 J = 5040 kJ

⇒ Đáp án A

Bài 8: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

A. 177,3 kJ

B. 177,3 J

C. 177300 kJ

D. 17,73 J

m1 = 300 g = 0,3 kg

m2 = 0,5 lít = 0,5 kg

t1 = 25°C = 298K

t2 = 100°C = 373K

Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên:

Q1 = m1c1Δt = m1c1(t2 – t1) = 0,3.880.(373 – 298) = 19800 J

Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng lên:

Q2 = m2c2Δt = m2c2(t2 – t1) = 0,5.4200.(373 – 298) = 157500 J

Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

Q = Q1 + Q2 = 19800 + 157500 = 177300 J = 177,3 kJ

⇒ Đáp án A

Bài 9: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng

B. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ của vật

C. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

D. Tất cả đều đúng

Lời giải:

Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:

+ Khối lượng

+ Độ tăng nhiệt độ của vật

+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.

⇒ Đáp án : D

Bài 10: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng:

A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1oC

B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC

C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.

D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1g chất đó tăng thêm 1oC

Lời giải:

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC(1K)

⇒ Đáp án : B

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 24. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm