Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 12: Sự nổi
Lý thuyết Vật lý 8 bài 12: Sự nổi
Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 12: Sự nổi được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 1
I - KHI NÀO VẬT CHÌM, KHI NÀO VẬT NỔI?
Gọi \(P\) là trọng lượng của vật, \({F_A}\) là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì:
- Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét \({F_A}\) nhỏ hơn trọng lượng \(P: {F_A} < P\)
- Vật nổi lên khi: \({F_A} > P\)
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: \({F_A} = P\)
II - ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT KHI VẬT NỔI TRÊN MẶT THOÁNG CỦA CHẤT LỎNG
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)
Trong đó:
+ \({F_A}\): Lực đẩy Ác-si-mét \(\left( N \right)\)
+ \(d\): Trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)
+\(V\): Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong chất lỏng \(\left( {{m^3}} \right)\)
+ V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng chứ không phải là thể tích của vật.
+ Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
II - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8
Bài 1: Lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng thì:
A. Vật chìm xuống
B. Vật nổi lên
C. Vật lơ lửng trong chất lỏng
D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng
⇒ Đáp án A
Bài 2: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ:
A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.
B. Lớn hơn trọng lượng của vật.
C. Bằng trọng lượng của vật.
D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì vật nổi lên khi FA > P
⇒ Đáp án B
Bài 3: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?
A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực.
B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác – si – mét.
C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau.
D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và cùng chiều với nhau.
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau
⇒ Đáp án C
Bài 4: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?
A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
C. Vì gỗ là vật nhẹ.
D. Vì gỗ không thấm nước.
- Trọng lượng P = dvật.V
- Lực đẩy Ác – si – mét: FA = dchất lỏng.V
- Vật nổi lên khi FA > P
⇒ dchất lỏng > dvật
⇒ gỗ thả vào nước thì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
⇒ Đáp án A
Bài 5: Gọi dv là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây không đúng?
A. Vật chìm xuống khi dv > d
B. Vật chìm xuống đáy khi dv = d
C. Vật lở lửng trong chất lỏng khi dv = d
D. Vật sẽ nổi lên khi dv < d
Vật chìm xuống đáy khi dv = d
⇒ Đáp án B
Bài 6: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết thép có trọng lượng riêng 78500 N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000 N/m3.
A. Bi lơ lửng trong thủy ngân.
B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân.
C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.
D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân.
Ta có trọng lượng: P = dv.V
Lực đẩy Ác – si – mét: FA = d.V
dv < d ⇒ Viên bi thép nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.
⇒ Đáp án C
Bài 7: Một phao bơi có thể tích 25 dm3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi chìm trong nước là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 100 N
B. 150 N
C. 200 N
D. 250 N
Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên phao là:
FA = d.V= 10000. 0,025= 250N
Trọng lượng của phao là:
P = 10.m = 10.5 = 50N
Lực nâng phao là: F = FA – P = 200N
⇒ Đáp án C
Bài 8: Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5 m. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Xà lan có trọng lượng là bao nhiêu?
A. P = 40000 N
B. P = 45000 N
C. P = 50000 N
D. Một kết quả khác
Thể tích xà lan chìm trong nước: V = 4.2.0,5 = 4 m3
Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên xà lan: FA = d.V = 10000.4 = 40000 N
Do thuyền lơ lửng trong chất lỏng nên trọng lượng của xà lan là: FA = P = 40000 N
⇒ Đáp án A
Bài 9: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV, V là:
A. Thể tích của vật
B. Thể tích chất lỏng chứa vật
C. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
D. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ
Lời giải:
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V
Trong đó:
+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
⇒ Đáp án C
Bài 10. Chọn phát biểu không đúng. Công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = dV với d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì?
A. Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
B. Thể tích của vật
C. Thể tích của phần vật chìm trong nước
D. Thể tích phần chất lỏng dâng lên thêm khi có vật trong chất lỏng
Lời giải:
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
Trong đó:
+ FA : Lực đẩy Ác-si-mét (N)
+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong chất lỏng (m3)
V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng chứ không phải là thể tích của vật.
=> Phương án B - sai
⇒ Đáp án: B
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 12: Sự nổi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.