Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Vật lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng, Bình thông nhau

Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau Vật lý 8

Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau là nội dung được học trong chương trình Vật lý lớp 8. Để giúp các em học sinh củng cố thêm kiến thức phần này, VnDoc giới thiệu tới các bạn Bài tập Vật lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu Áp suất chất lỏng, Bình thông nhau này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Vật lý 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng

  • Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương diện lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó
  • Khác với vật rắn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương
  • Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng

2. Công thức tính áp suất chất lỏng

p=d.h\(p=d.h\)

Trong đó h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng đó

3. Bài tập vận dụng áp suất chất lỏng, bình thông nhau

Bài tập 1: Một thùng hình trụ cao 1,5m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên:

a. Đáy thùng

b. Một điểm A cách đáy thùng 40cm

Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/ m^3\(N/ m^3\)

Hướng dẫn giải

a. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là:

p=d_n.h=10000.1,5=15000(Pa)\(p=d_n.h=10000.1,5=15000(Pa)\)

b. Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng của chất lỏng là:

h_1=h-\Delta h=1,5-0,4=1,1(m)\(h_1=h-\Delta h=1,5-0,4=1,1(m)\)

Áp suất của nước tác dụng đến điểm A là:

p_1=d_n.h_1=10000.1,1=11000(Pa)\(p_1=d_n.h_1=10000.1,1=11000(Pa)\)

Bài tập 2: Một máy nén thủy lực dùng để nâng giữ một ô tô. Diện tích của pit tông nhỏ là 1,5cm^2\(1,5cm^2\), diện tích của pit tông lớn là 140cm^2\(140cm^2\). Khi tác dụng lên pit tông nhỏ một lực 240N thì lực do pit tông lớn tác dụng lên ô tô là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Gọi S_1,S_2\(S_1,S_2\) lần lượt là tiết diện của pit tông nhỏ và pit tông lớn

F_1,F_2\(F_1,F_2\) là lực  tác dụng lên pit tông nhỏ và pit tông lớn

Do chất lỏng truyền áp suất nguyên vẹn theo mọi hướng

\Rightarrow \dfrac{F_1}{F_2}=\dfrac{S_1}{S_2}\Leftrightarrow \dfrac{240}{F_2}=\dfrac{1,5.10^{-4}}{0,014}\Leftrightarrow \dfrac{240}{F_2}=0,01\(\Rightarrow \dfrac{F_1}{F_2}=\dfrac{S_1}{S_2}\Leftrightarrow \dfrac{240}{F_2}=\dfrac{1,5.10^{-4}}{0,014}\Leftrightarrow \dfrac{240}{F_2}=0,01\)

\Rightarrow F_2=240/0,01=24000(N)\(\Rightarrow F_2=240/0,01=24000(N)\)

Vậy lực tác dụng lên pit tông lớn là 24000 N

Bài tập 3: Một quả cầu đồng móc vào một lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 1,78N. Nhúng chìm quả cầu trong nước thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước bằng 10000N/ m^3\(10000N/ m^3\), đồng 89000N/ m^3\(89000N/ m^3\)

Hướng dẫn giải

Số chỉ của lực kế cũng chính là trọng lượng của vật

Mặt khác: P=V_{vat}.d_{Cu}\Rightarrow V_{vat}=P\setminus d_{Cu}=2.10^{-5}\(P=V_{vat}.d_{Cu}\Rightarrow V_{vat}=P\setminus d_{Cu}=2.10^{-5}\)

Lại có: F_A=d_n.V_{vat}\Rightarrow F_A=0,2N\(F_A=d_n.V_{vat}\Rightarrow F_A=0,2N\)

Vậy số chỉ lực kế là: F=1,78-0,2=1,58(N)\(F=1,78-0,2=1,58(N)\)

Bài tập 4: Một thùng hình trụ cao 1,7m. Nước biển có trọng lượng riêng là 10300N/ m^3\(10300N/ m^3\)

a. Tính áp suất do nước biển gây ra lên điểm A cách đáy thùng 80cm

b. Điểm B cách miệng thùng 45cm

c. Điểm C cách đáy thùng 55cm. Tìm sự chênh lệch áp suất giữa hai điểm B và C

Hướng dẫn giải

a. Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng chất lỏng là h_1=h-h_2=1,7-0,8=0,9(m)\(h_1=h-h_2=1,7-0,8=0,9(m)\)

p=d.h\(p=d.h\)

Vậy áp suất do nước biển gây ra tại điểm A là: p_1=10300.0,9=92700(Pa)\(p_1=10300.0,9=92700(Pa)\)

b. Làm tương tự câu a

p_2=10300.0,45=4635(Pa)\(p_2=10300.0,45=4635(Pa)\)

c. p-3=10300.1,15=11845(Pa)\(p-3=10300.1,15=11845(Pa)\)

Chênh lệch áp suất giữa hai B và C là: p=p_2-p_1=7210(Pa)\(p=p_2-p_1=7210(Pa)\)

Bài tập 5: Hai bình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 50cm^2,100cm^2\(50cm^2,100cm^2\) được nối thông nhau bằng một ống nhỏ qua khóa T, lúc đầu khóa T để ngăn cách 2 bình sau đó đổ 2 lít nước vào bình A, đổ 4,4 lít nước vào bình B

a. Tính áp suất tác dụng lên đáy bình cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/ m^3\(10000N/ m^3\)

b. Mở khóa T để tạo thành một bình thông nhau, hiện tượng gì xảy ra khi nước trong hai nhánh ở trạng thái cân bằng? Tính độ cao mực nước trong mỗi bình khi đó.

-------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Bài tập Vật lý 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng, Bình thông nhau. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ nắm được những dạng bài tập cơ bản về Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Trắc nghiệm Vật lý 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8 . Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lý 8

    Xem thêm